|
|
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH
TÂN LUẬT
Ấn Bản Năm Nhâm Tý (1972)
In tại nhà in
Trung Tâm Giáo Hóa Thiếu Nhi Thủ Ðức.
|
|

TIỂU TỰ
Phàm con người phải biết có chi trên đầu. Cái không trung trên đầu ta đó là Trời. Ðấng cầm quyền trên ấy là Ðấng Tạo Hóa, là Ngọc Hoàng Thượng Ðế là Chúa Tể cả Càn Khôn Thế Giái.
Nay Ðấng Tạo Hóa lấy danh lập Ðạo là Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát, dùng huyền diệu Tiên Gia đến dựng nơi nước Nam ta, một nền chơn Ðạo rất cao thượng mà độ rỗi nhơn sanh khỏi luân hồi, gọi là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Ðức Thựơng Ðế vì thương yêu nhơn loại đến độ rỗi chúng ta, lại gọi mình là Thầy, kêu chúng ta là Môn Ðệ.
Vậy nên chúng ta phải hết lòng kính mến và sùng bái Ðấng Tạo Hóa và hết dạ tín ngưỡng cái Ðạo rất huyền vi mầu nhiệm của Ðấng Chí Tôn.
Cái tông chỉ của Ðại Ðạo là gồm cả ba Ðạo chánh là: Nho, Thích, Ðạo chuyển cả ba Ðạo ấy mà hiệp lại làm một. Nên chi chúng ta tu Ðại Ðạo thì phải noi theo tông chỉ của Tam Giáo, mà tập rèn tâm tánh, là phải nắm trọn Tam Cang, Ngũ Thường, vẹn giữ Tam Qui, Ngũ Giái và cần luyện Tam Bửu, Ngũ Hành.
Người mà gồm được hết cả ba thì là gần Thần, Thánh, Tiên, Phật vậy.
)
)(
__)_(__
__(_____)__
(((_________)))
) ׀ ( |

ÐẠO PHÁP
CHƯƠNG I: VỀ CHỨC SẮC CAI TRỊ TRONG ÐẠO
CHƯƠNG II: VỀ NGƯỜI GIỮ ÐẠO
CHƯƠNG III: VỀ VIỆC LẬP HỌ
CHƯƠNG IV: VỀ NGŨ GIỚI CẤM
CHƯƠNG V: VỀ TỨ ÐẠI ÐIỀU QUI
- Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:
- Phải tuân lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ
- Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người
- Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả
- Trước mặt sau lưng, cũng đồng một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau
CHƯƠNG VI: VỀ GIÁO HUẤN
CHƯƠNG VII: VỀ HÌNH PHẠT
CHƯƠNG VIII: VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT PHÁP
Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.
CHƯƠNG I:
VỀ CHỨC SẮC CAI TRỊ TRONG ĐẠO
Ðiều Thứ Nhứt:
-
Trên hết có một phẩm GIÁO TÔNG là anh cả có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt cả tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời. Ðức Giáo Tông có quyền về phần xác, chớ không có quyền về phần hồn.
-
Ðức Giáo Tông đặng phép thông công cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giái mà cầu rỗi cho cả tín đồ.
-
Chư tín đồ phải tuân mạng lịnh phẩm ấy.
Ðiều Thứ Nhì:
-
Kế đó có ba vị CHƯỞNG PHÁP của ba phái là Nho, Thích, Ðạo.
-
Ba vị ấy có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành, hoặc của Giáo Tông truyền xuống, hoặc của Ðầu Sư dâng lên. Như hai đàng chẳng thuận thì phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống mà sửa lại.
-
Ba vị ấy có quyền xem xét Kinh Ðiển trước khi phổ thông; như có Kinh Luật chi làm cho bại phong hóa thì ba vị ấy phải truất bỏ chẳng cho xuất bản.
-
Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng. Ba ấn phải có đủ trên mỗi Luật mới đặng thi hành.
-
Chưởng Pháp phải can gián sửa lỗi của Giáo Tông; nếu cả ba thấy lẽ vô đạo của Giáo Tông, có quyền đem đơn kiện nơi Tòa Thánh.
Ðiều Thứ Ba:
-
Ba vị ÐẦU SƯ của ba phái có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của tín đồ.
-
Ba vị ấy đặng quyền lập luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn. Ba vị ấy phải tuân mạng lịnh Giáo Tông truyền dạy. Như khoản Luật Lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh thì ba vị ấy được nài xin hủy bỏ.
-
Như Luật Lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng thì Luật Lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông; Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại.
-
Ba vị có ấn riêng nhau; mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ ba ấn mới thi hành.
Ðiều Thứ Tư:
-
Ba mươi sáu vị PHỐI SƯ, chia ra mỗi phái là 12 vị. Trong ấy có ba vị CHÁNH PHỐI SƯ.
-
Ba vị ấy đặng thế quyền cho Ðầu Sư mà hành sự song chẳng quyền cầu phá luật lệ.
Ðiều Thứ Năm:
-
GIÁO SƯ có 72 người, trong mỗi phái có 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ chư tín đồ trong đường Ðạo và đường Ðời.
-
Buộc Giáo Sư lo lắng cho chư tín đồ như anh ruột lo cho em.
-
Giáo Sư cầm sổ bộ của cả tín đồ, phải chăm nom về sự tang hôn của mỗi người.
-
Như tại châu thành lớn, Giáo Sư được quyền cai quản và cúng tế Thầy như thể Ðầu Sư và Phối Sư.
-
Giáo Sư đặng quyền dâng sớ cầu nài về Luật Lệ làm hại nhơn sanh hay là cầu chế giảm Luật Lệ ấy.
-
Giáo Sư phải thân cận với tín đồ như anh em một nhà cần lo giúp đỡ.
Ðiều Thứ Sáu:
-
GIÁO HỮU là người để phổ thông chơn đạo của Thầy, đặng quyền xin chế giảm Luật Lệ đạo, đặng phép hành lễ khi làm chủ mấy cái chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Có 3.000 Giáo Hữu, mỗi phái 1.000, chẳng nên tăng thêm hay là giảm bớt.
Ðiều Thứ Bảy:
-
LỄ SANH là người có hạnh, lựa chọn trong chư tín đồ mà hành lễ.
-
Lễ Sanh đặng quyền đi khai đàn cho mỗi tín đồ.
-
Phải vào hàng Lễ Sanh rồi mới mong bước qua hàng Chức Sắc.
Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.
Ðiều Thứ Tám:
-
Ðầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.
-
Phối Sư muốn lên Ðầu Sư thì nhờ 36 vị công cử lên.
-
Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì nhờ 72 vị công cử nhau.
-
Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3.000 vị xúm nhau công cử.
-
Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
-
Ngôi Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu toàn tín đồ công cử mới đặng.
-
Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Luật lệ lập Hội Thánh này vì chiếu theo Thánh Ngôn mà đem ra.
Ðiều Thứ Chín:
Ðiều Thứ Mười:
-
Mỗi Thánh Thất từ đây phải lập minh thệ. Còn ai mới vô Ðạo, nội ngày đem tên vào sổ phải ra đứng giữa đại điện thề liền.
-
Buộc phải thuộc Kinh và thông hiểu Luật Pháp của Ðại Ðạo truyền ra.
Ðiều Thứ Mười Một:
Ðiều Thứ Mười Hai:
Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:
-
Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ họăc 6 họăc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giái Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Ðại Ðạo truyền bá. Bực này gọi là người giữ Ðạo mà thôi; vào phẩm hạ thừa.
-
Một bực đã giữ trường trai, giái sát và tứ đại điều qui, gọi là vào phẩm thượng thừa.
Ðiều Thứ Mười Ba:
-
Trong hàng hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ mười ngày sắp lên, được thọ truyền bửu pháp, vào tịnh thất có người chỉ luyện Ðạo.
Ðiều Thứ Mười Bốn:
Ðiều Thứ Mười Lăm:
-
Bực thượng thừa theo Ðại Ðạo buộc phải để râu, tóc. Ăn mặc thường. Phải dùng toàn đồ vải trắng, hoặc màu theo phái mình, song phải tùy tiện chẳng nên xa xí.
Ðiều Thứ Mười Sáu:
Ðiều Thứ Mười Bảy:
Ðiều Thứ Mười Tám:
Ðiều Thứ Mười Chín:
Ðiều Thứ Hai Mươi:
-
Chức Sắc giữ Thánh Thất mỗi ngày phải làm tiểu lễ bốn lần theo Tứ Thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi Thời phải cúng đúng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ tối và 12 giờ khuya.
-
Ðổ một hồi chuông trước khi hành lễ. Trong mấy Thời này, bổn đạo muốn đến tụng kinh tùy ý.
Ðiều Thứ Hai Mươi Mốt:
Hễ nhập môn rồi phải trau giồi giữ tánh hạnh, cần giữ Ngũ Giới Cấm là:
-
Nhứt Bất Sát Sanh, là chẳng nên sát hại sanh vật.
-
Nhì Bất Du Ðạo, là cấm trộm cướp; lấy ngang, lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh lòng tham của quấy để ý hại cho người, mà lợi cho mình, cờ bạc gian lận.
-
Tam Bất Tà Dâm, là cấm lấy vợ người, thả theo đàn điếm, xúi giục người làm loạn luân thường, hoặc thấy sắc dậy lòng tà, hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt (vợ chồng không gọi tà dâm).
-
Tứ Bất Tửu Nhục, là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ, rối loạn tâm thần, làm cho náo động xóm làng, hoặc miệng ước rượu ngon, bụng mơ đồ mỹ vị.
-
Ngũ Bất Vọng Ngữ, là cấm xảo trá láo xược, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa cách, ăn nói lỗ mãng, thô tục, chưởi rủa người, hủy báng Tôn Giáo, nói ra không giữ lời hứa.
CHƯƠNG V:
VỀ TỨ ĐẠI ĐIỀU QUI
Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:
-
Phải tuân lời dạy của bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ. Lấy lễ hòa người. Lỡ làm lỗi, phải ăn năn chịu thiệt.
-
Chớ khoe tài, đừng cao ngạo, quên mình mà làm nên cho người. Giúp người nên Ðạo. Ðừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.
-
Bạc tiền xuất nhập phân minh, đừng mượn vay không trả. Ðối với trên, dưới đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ, dưới gián trên đừng thất khiêm cung.
-
Trước mặt sau lưng, cũng đồng một bực, đừng kỉnh trước rồi khi sau.
-
Ðừng thấy đồng đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hòa giải, đừng lấy chung làm riêng đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dễ dưới. Ðừng cậy quyền mà yểm tài người.
Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:
Ðiều Thứ Hai Mươi Bốn:
Ðiều Thứ Hai Mươi Lăm:
Ðiều Thứ Hai Mươi Sáu:
Ðiều Thứ Hai Mươi Bảy:
-
Như phạm tội trọng hay là tái phạm, thì phải đệ lên cho Hội Công Ðồng phán đoán.
-
Hội ấy một vị Ðầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị Chức Sắc hai phái kia nghị án. Hội nầy được quyền trục xuất.
Ðiều Thứ Hai Mươi Tám:
Ðiều Thứ Hai Mươi Chín:
Ðiều Thứ Ba Mươi:
Ðiều Thứ Ba Mươi Mốt:
CHƯƠNG VIII:
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT PHÁP
Ðiều Thứ Ba Mươi Hai:
Ngoại trừ:
-
Những người làm nghề nghiệp phạm nhằm luật cấm thì được kỳ hạn một năm phải giải nghệ.
-
Những Chức Sắc chưa trường trai được kỳ hạn hai năm phải tập theo cho kịp.

THẾ LUẬT
Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.
Người được nhập môn hành đạo phải tuân y Thế Luật như sau nầy:
Ðiều Thứ Nhứt:
-
Hễ thọ giáo với một Thầy thì tỉ như con một cha, phải thương yêu nhau; liên lạc nhau, giúp đỡ nhau lấy lòng thành thật mà đối đãi nhau, dìu dắt nhau trong đường Ðạo và đường Ðời.
Ðiều Thứ Hai:
Ðiều Thứ Ba:
-
Phải giữ Tam Cang Ngũ Thường là nguồn cội của Nhơn Ðạo; nam thì hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ, nữ thì tùng phụ, tùng phu, tùng tử và công, dung, ngôn, hạnh.
Ðiều Thứ Tư:
-
Ra giao thiệp với đời thì phải tập và giữ tánh ôn, lương, cung, khiêm, nhượng.
Ðiều Thứ Năm:
Ðiều Thứ Sáu:
Ðiều Thứ Bảy:
Ðiều Thứ Tám:
Ðiều Thứ Chín:
-
Cấm người trong Ðạo, từ ngày ban hành luật này về sau, không được cưới hầu thiếp. Rủi có chích lẻ giữa đường thì được chấp nối.
-
Thảng như phụ nữ kia không con nối hậu thì Thầy cũng rộng cho đặng phép cưới thiếp song chính mình chánh thê đứng cưới mới đặng.
Ðiều Thứ Mười:
Ðiều Thứ Mười Một:
Ðiều Thứ Mười Hai:
Ðiều Thứ Mười Ba:
Ðiều Thứ Mười Bốn:
Ðiều Thứ Mười Lăm:
-
Người làm đầu trong Họ, khi tang chủ mời, phải đến hiệp với chư tín đồ trong Họ, làm lễ Cầu Siêu cho vong linh theo Tân Luật và đưa xác đến mộ phần.
Ðiều Thứ Mười Sáu:
-
Trong việc tống chung, không nên xa xí, không nên để lâu ngày, không nên dùng đồ âm công có màu sắc lòe loẹt, chỉ dùng toàn đồ trắng, không nên đãi đằng rần rộ mà mất sự nghiêm tịnh và mất dấu ai bi.
Ðiều Thứ Mười Bảy:
Ðiều Thứ Mười Tám:
-
Việc cầu siêu cho vong linh trong tuần cửu Cửu và đến lúc Tiểu, Ðại tường, thì do nơi Thánh Thất sở tại mà cầu lễ. Bổn đạo trong Họ, nếu có mời, phải đến mà cầu nguyện.
Ðiều Thứ Mười Chín:
Ðiều Thứ Hai Mươi:
-
Kễ từ ngày ban hành luật này, người bổn đạo chẳng nên chuyên nghề gì làm cho sát sanh, hại vật; chẳng được làm nghề gì mà tồi phong bại tục; chẳng được soạn hay là ấn hành những truyện phong tình, huê nguyệt, không đặng buôn bán các thứ rượu mạnh và á phiện là vật độc làm cho giảm chất con người.
-
Người nào đã lầm lỡ rồi, hãy kiếm thế mà giải nghệ.
Ðiều Thứ Hai Mươi Mốt:
Ðiều Thứ Hai Mươi Hai:
-
Người nào trong đạo phạm một hay nhiều điều răn cấm trên đây, thì mấy người khác trong bổn đạo hay biết phải khuyên giải. Nếu chẳng nghe, phải đến tỏ cho người làm đầu trong Họ hay, cho người để lời khuyến dạy.
Ðiều Thứ Hai Mươi Ba:
Ðiều Thứ Hai Mươi Bốn:
Lịnh này sẽ dán nơi Thánh Thất sở tại cho chư tín đồ rõ biết.

TỊNH THẤT
Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.
"Tịnh Thất" là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện.
Muốn vào nhà Tịnh Thất phải tuân y những điều lệ như sau nầy:
Ðiều Thứ Nhứt:
Ðiều Thứ Hai:
Ðiều Thứ Ba:
Ðiều Thứ Tư:
Ðiều Thứ Năm:
Ðiều Thứ Sáu:
Ðiều Thứ Bảy:
Ðiều Thứ Tám:
CHUNG

MỤC LỤC
TIỂU TỰ
ÐẠO PHÁP
CHƯƠNG I: Về Chức Sắc Cai Trị Trong Ðạo
CHƯƠNG II: Về Người Giữ Ðạo
CHƯƠNG III: Về Việc Lập Họ
CHƯƠNG IV: Về Ngũ Giới Cấm
CHƯƠNG V: Về Tứ Ðại Ðiều Qui
CHƯƠNG VI: Về Giáo Huấn
CHƯƠNG VII: Về Hình Phạt
CHƯƠNG VIII: Về Việc Ban Hành Luật Pháp
THẾ LUẬT
TỊNH THẤT
|
|