HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ÐÀI

 

   

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
TÒA THÁNH TÂY NINH

 

HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ÐÀI

 

HỘI THÁNH GIỮ BẢN QUYỀN

 

 

 

 

HIẾN PHÁP VÀ NỘI LUẬT - Năm Nhâm Thân (1932)

HIẾN PHÁP

NỘI LUẬT

Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.


HIỆP THIÊN ÐÀI
HIẾN PHÁP VÀ NỘI LUẬT
Năm Nhâm Thân (1932)

I. HIẾN PHÁP

Ðiều Thứ Nhứt:

  • Phẩm trật Hiệp Thiên Ðài trên hết có Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân, phân đẳng cấp như dưới đây:

Thượng Phẩm Hộ Pháp Thượng Sanh
Bảo Ðạo Bảo Pháp Bảo Thế
Hiến Ðạo Hiến Pháp Hiến Thế
Khai Ðạo Khai Pháp Khai Thế
Tiếp Ðạo Tiếp Pháp Tiếp Thế

Ðiều Thứ Nhì:

  1. Quyền hành của Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài kiêm Chưởng Quản Chi Pháp.

  2. Quyền hành của Thượng Phẩm là Chưởng Quản Chi Ðạo.

  3. Quyền hành của Thượng Sanh là Chưởng Quản Chi Thế.

Ðiều Thứ Ba:

  • Phẩm trật của Thập Nhị Thời Quân khi hành chánh thì đối phẩm như sau:

Bảo Pháp, Bảo Ðạo, Bảo Thế : đều đồng thể.
Hiến Pháp Hiến Ðạo, Hiến Thế : đều đồng thể.
Khai Pháp, Khai Ðạo, Khai Thế : đều đồng thể.
Tiếp Pháp, Tiếp Ðạo, Tiếp Thế : đều đồng thể.

Ðiều Thứ Tư:

  1. Trách nhậm của Bảo Pháp là bảo tồn Luật Pháp, bảo hộ không cho ai phạm đến những điều lệ nào đã thành mặt luật.

  2. Trách nhậm của Bảo Ðạo là bảo tồn Luật Ðạo, bảo hộ những điều cần ích cho Ðạo mà đã ra mặt luật rồi.

  3. Trách nhậm của Bảo Thế là bảo tồn Luật Thế, bảo hộ những điều lệ cần ích cho Ðạo đã ra mặt luật rồi.

Ðiều Thứ Năm:

  1. Trách nhậm của Hiến Pháp là phải tìm những phương hay để hiến cho Luật Pháp tiện việc thi hành, và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Ðạo về phương diện Hành Pháp.

  2. Trách nhậm của Hiến Ðạo là lo tìm kiếm những phương hay để hiến cho Ðạo, và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Ðạo.

  3. Trách nhậm của Hiến Thế là lo tìm những phương hay để hiến cho Ðời và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Ðạo.

Ðiều Thứ Sáu:

  1. Trách nhậm của Khai Pháp là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh mà thêm vào Pháp Luật, tức là mở lần Pháp Luật ra thế nào cho chúng sanh có thể tuân theo mà tu hành cho khỏi điều hà khắc.

  2. Trách nhậm của Khai Ðạo là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh trong đường Ðạo và tìm phương giúp cho những điều cần ích ấy thành ra Luật Ðạo, tức là mở rộng đường Ðạo ra cho chúng sanh hưởng.

  3. Trách nhậm của Khai Thế là lo nghiên cứu những điều cần ích cho chúng sanh trong đường Ðời, và tìm phương giúp cho những điều cần ích ấy thành ra Luật Ðời, tức là mở rộng đường Ðời ra cho chúng sanh hưởng.

Ðiều Thứ Bảy:

  1. Trách nhậm của Tiếp Pháp là giúp cho sự ban hành Ðạo Pháp, và yêu cầu sửa đổi những điều lệ nào bó buộc quá lẽ và khổ khắc nhơn sanh trước mặt Luật Pháp.

  2. Trách nhậm của Tiếp Ðạo là giúp chư Ðạo Hữu trong đường Ðạo tránh những nỗi bất bình, những sự bất công, những điều hà khắc có thể làm trở ngại bước đường Ðạo của Ðạo Hữu lưỡng phái.

  3. Trách nhậm của Tiếp Thế là giúp cho nhơn sanh trong đường sanh hoạt, trong chỗ giao tiếp lẫn nhau, và lo dẹp những nỗi bất bình, những sự bất công, những điều hà khắc có thể làm trở ngại bước đường Ðời của cả chư Ðạo Hữu lưỡng phái.

Ðiều Thứ Tám:

  • Cửu Trùng Ðài có Tòa Tam Giáo thành lập, cũng như Bát Quái Ðài có Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng.

  • Khi nào có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Ðài xử đoán rồi mà người bị cáo còn uất ức điều chi, thì được quyền kêu nài đến Tòa Hiệp Thiên Ðài.

  • Thảng như Tòa Hiệp Thiên Ðài phán đoán rồi mà người bị cáo uất ức nữa, thì mới kêu nài lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là quyền đặc biệt của Bát Quái Ðài Chưởng Quản.

  • Dầu cho lập Tòa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Ðài, hay là đệ lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là Bát Quái Ðài, cũng đều phải do nơi Hộ Pháp.

Ðiều Thứ Chín:

  • Muốn kêu nài lên Tòa Hiệp Thiên Ðài, thì người bị cáo phải nạp đơn lên Hiệp Thiên Ðài, trong khoảng 10 ngày, sau ngày xử hiện diện (Jugement contradictoire).

  • Như xử khiếm diện (Jugement par défaut) thì người bị cáo phải nạp đơn lên Hiệp Thiên Ðài trong khoảng 10 ngày, sau ngày được án (Jour de la notification du jugement).

  • Quá hạn 10 ngày ấy, thì Hiệp Thiên Ðài không thâu đơn.

Ðiều Thứ Mười:

  • Nghị Viên của Hiệp Thiên Ðài ở Thượng Hội là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, và Thượng Sanh.

  • Ba vị đều có quyền bàn cải (voix délibérative) và bỏ thăm (droit de vote), số thăm của ba vị có giá trị riêng, không tính chung về số thăm của Nghị Viên bên Cửu Trùng Ðài (Vote séparé).

  • Mỗi lần bỏ thăm phải được hơn phân nửa số thăm bên Cửu Trùng Ðài và hơn phân nửa số thăm của Hiệp Thiên Ðài cọng chung lại, mới có đại đa số (majorité).

Ðiều Thứ Mười Một:

  • Nghị Viên của Hiệp Thiên Ðài ở Hội Thánh là Thập Nhị Thời Quân.

  • Quyền của 12 vị cũng như quyền của Nghị Viên Hiệp Thiên Ðài ở Thượng Hội. Cách bỏ thăm và tính thăm cũng vậy.

Ðiều Thứ Mười Hai:

  • Ở Hội Nhơn Sanh, Hiệp Thiên Ðài sẽ có Phái Viên đến dự thính, hoặc tỏ bày ý kiến (voix consultative), chớ không có quyền bỏ thăm.

 

II. NỘI LUẬT

Ðiều Thứ Nhứt:

  • Hộ Pháp là người Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài, thay mặt cho các Chức Sắc đặng đối phó với Cửu Trùng Ðài, nhưng phải do theo đại đa số (majorité) của Chức Sắc Cửu Trùng Ðài.

Ðiều Thứ Nhì:

  • Ðức Chí Tôn không có phỏng định việc công cử Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài, thì Chức Sắc mỗi Chi đặng quyền thế mặt cho nhau, tỷ như:

    • Thượng Phẩm vắng mặt, duy có Bảo Ðạo đặng thế quyền mà thôi.

    • Bảo Ðạo vắng mặt thì có Hiến Ðạo;

    • Hiến Ðạo vắng mặt thì có Khai Ðạo v.v...

  • Phải ở cùng một Chi mới đặng thế quyền cho nhau.

Ðiều Thứ Ba:

  • Nếu Hộ Pháp chuyên quyền không do theo phần đông (majorité) thì phần ấy đặng phép không tuân lịnh của Hộ Pháp và công bố cho Hội Thánh Cửu Trùng Ðài biết, đặng đợi ngày cầu xin Ðức Chí Tôn phân xét.

Ðiều Thứ Tư:

  • Nếu Thượng Phẩm chuyên quyền và phạm đến quyền đặc biệt của Chức Sắc Chi Ðạo, thì Chi nầy đặng quyền xin Hộ Pháp ngưng quyền của Thượng Phẩm, hầu đợi ngày đem việc ấy ra Ban Kỷ Luật của Hiệp Thiên Ðài phán xét.

Ðiều Thứ Năm:

  • Nếu Thượng Sanh chuyên quyền và phạm đến quyền của Chức Sắc Chi Thế, thì Chi nầy đặng quyền xin Hộ Pháp ngưng quyền của Thượng Sanh, hầu đợi ngày đem việc ấy ra Ban Kỷ Luật phán xét.

Ðiều Thứ Sáu:

  • Trong Thập Nhị Thời Quân, nếu vị nào phạm Nội Luật thì Hộ Pháp, hoặc Thượng Phẩm, Thượng Sanh (tùy theo Chi) sẽ đem ra Ban Kỷ Luật phán đoán.

Ðiều Thứ Bảy:

  • Hiệp Thiên Ðài có một Ban Kỷ Luật (Conseil de discipline) để khuyên răn những Chức Sắc không hành phận sự theo chương trình hành Ðạo lập tại Tòa Thánh ngày 24-1-1932, là phạm Nội Luật của Hiệp Thiên Ðài.

  • Ban Kỷ Luật không có tính cách thường xuyên. Khi phải cần đến mới lập ra và chư Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài sẽ hiệp nhau công cử làm năm vị Nghị Viên.

Ðiều Thứ Tám:

  • Trước khi muốn đem Chức Sắc nào ra Ban Kỷ Luật về việc không lo hành sự, Hộ Pháp nên viết thơ cho vị ấy biết việc mình, và kỳ trong 2 tháng phải lo tái thủ trách nhiệm. Hết 2 tháng mà không có tin tức của vị ấy, thì Hộ Pháp nên kỳ cho 1 tháng nữa. Qua kỳ hạn thứ nhì, Ban Kỷ Luật đặng quyền phân xử.

Ðiều Thứ Chín:

  • Chức Sắc đã bị Ban Kỷ Luật xử rồi mà còn tái phạm, sẽ bị đệ ra Tòa Tam Giáo.

Ðiều Thứ Mười:

  • Không một Chức Sắc ở Hiệp Thiên Ðài đặng phép đứng tên vào những Châu Tri cho chư vị Thiên Phong, Chức Việc, Ðầu Họ Ðạo, Chủ Thánh Thất và chư Ðạo Hữu Nam Nữ, vì Hiệp Thiên Ðài chỉ có quyền Lập Pháp (Pouvoir législatif), chớ không có quyền Hành Pháp (Pouvoir exécutif).

Ðiều Thứ Mười Một:

  • Ðối phó với Cửu Trùng Ðài thì đã có Hộ Pháp, nhưng khi có định phái vị nào đặng giao thiệp với Cửu Trùng Ðài, thì vị ấy không được bàn định việc chi ngoài các trách nhậm của mình, nghĩa là ngoài những vấn đề mà vị ấy được quyền bàn đến.

Ðiều Thứ Mười Hai:

  • Kể từ ngày lập Luật nầy, cả Chức Sắc hãy tuân theo Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, nhứt là điều lệ Ngũ Giới Cấm và Tứ Ðại Ðiều Qui.

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

HIỆP THIÊN ÐÀI ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
Văn Phòng (Tứ Thập Nhị Niên)
Thượng Sanh TÒA THÁNH TÂY NINH
-----
Số: 002/TL

THƯỢNG SANH
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI

 

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền;

Chiếu Hiến Pháp và Nội Luật Hiệp Thiên Ðài ngày Rằm tháng 2 Nhâm Thân (1932);

Chiếu Hiến Pháp Hiệp Thiên Ðài ngày mùng 8 tháng Giêng Giáp Thìn (20-2-1964) và Hiến Pháp Hiệp Thiên Ðài bổ túc ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ (29-3-1965);

Chiếu Thánh Giáo Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16 tháng 2 năm Ất Hợi (20-3-1935), chỉ giáo về phẩm vị Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn;

Chiếu Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23 tháng 5 Bính Tý (11-7-1936) của Ðức Hộ Pháp mở khoa mục cho phẩm Luật Sự dưới phẩm Sĩ Tải.

Chiếu Vi Bằng số 009/VB ngày 30 tháng 4 Bính Ngọ (18-6-1966), Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài đã nghiên cứu và thành lập bản "HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI";

Chiếu Thánh Giáo Ðức Hộ Pháp đêm Rằm tháng 11 Bính Ngọ (26-12-1966), chấp thuận toàn diện bản Hiến Pháp nói trên, nên:

THÁNH LỊNH

ÐIỀU THỨ NHỨT: - Nay ban hành bản "HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI" đính theo đây, kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy.

ÐIỀU THỨ NHÌ: - Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài, Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ tùy nhiệm vụ ban hành và thi hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh, ngày 16 tháng 11 Bính Ngọ.
(27-12-1966)

THƯỢNG SANH
(ấn ký)
CAO HOÀI SANG

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI TỪ PHẨM TIẾP DẪN ÐẠO NHƠN SẮP XUỐNG LUẬT SỰ

CHƯƠNG I.

CHƯƠNG II.

CHƯƠNG III.

CHƯƠNG IV.

Ðể tiện việc tham khảo chúng tôi thêm vào phần trên đây. Nguyên bản của Hội Thánh không có.


 

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
(Tứ Thập Nhứt Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH

HIẾN PHÁP
CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI

TỪ PHẨM TIẾP DẪN ÐẠO NHƠN
SẮP XUỐNG LUẬT SỰ

 

Chiếu Thánh Giáo Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16 tháng 2 năm Ất Hợi (20-3-1935) chỉ giáo về phẩm vị của Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn.

Nghĩ vì Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài ngoài Thập Nhị Thời Quân còn nhiều phẩm Chức Sắc cấp dưới để bảo thủ Luật Pháp Chơn Truyền của nền Ðại Ðạo và được qui định như dưới đây:

 

CHƯƠNG I

Ðiều Thứ Nhứt: - Phẩm vị.

  • Phẩm trật Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn ấn định theo đẳng cấp sau đây:

  1. Sĩ Tải

  2. Truyền Trạng

  3. Thừa Sử

  4. Giám Ðạo

  5. Cải Trạng

  6. Chưởng Ấn

  7. Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn

Ðiều Thứ Nhì:

  • Còn thêm một phẩm Luật Sự dưới cấp Sĩ Tải được thành lập bởi Sắc Lịnh Ðức Hộ Pháp số: 34/SL ngày 23 tháng 5 Bính Tý (11-7-1936).

  • Phẩm nầy do khoa mục tuyển chọn.

 

CHƯƠNG II

Ðiều Thứ Ba: - Quyền hành và trách nhiệm mỗi phẩm.

1. Phẩm Luật Sự

  • Luật Sự là phẩm chót của Hiệp Thiên Ðài.

  • Sau thời gian tập sự một năm, Luật Sự được Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài. nhìn nhận vào hàng Luật Sự chánh vị.

  • Luật Sự có bổn phận hành sự tại các Văn phòng của Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài ba chi Pháp, Ðạo, Thế.

2. Phẩm Sĩ Tải

Phẩm Sĩ Tải là Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.

Sĩ Tải có phận sự:

  • Minh tra công nghiệp cầu phong và cầu thăng.

  • Thẩm vấn chư Lễ Sanh, Giáo Thiện, Chức Việc, Ðạo Hữu Nam Nữ Hành Chánh và Phước Thiện phạm pháp.

  • Gìn giữ hồ sơ lưu trử.

  • Ðược làm Bí Thơ cho Chức Sắc cao cấp các Văn phòng Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài ba chi Pháp, Ðạo, Thế.

  • Ðược bổ dụng hành sự Pháp Chánh địa phương.

3. Phẩm Truyền Trạng

Truyền Trạng có phận sự:

  • Ðược quyền thâu nhận các đơn trạng và vâng lịnh ban hành các án tiết của Tòa Hiệp Thiên Ðài. Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh thì được lãnh nhiệm vụ:

    1. Minh tra công nghiệp chư Chức Sắc, Chức Việc Nam Nữ các cơ quan Ðạo.

    2. Thẩm vấn Chức Sắc, Chức Việc, và Ðạo Hữu Nam Nữ bị truy tố.

  • Ðược làm Ðầu Phòng Văn cho chư vị Thời Quân.

4. Phẩm Thừa Sử

Thừa Sử có phận sự:

  • Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh thì được lãnh nhiệm vụ:

    1. Hòa giải giữa tiên và bị cáo.

    2. Làm Trưởng Phòng Minh Tra và Thẩm Vấn.

  • Ðược phụ tá vị Thời Quân dự Hội Nhơn Sanh và Ðại Hội Phước Thiện để bảo thủ Luật Pháp của Ðạo.

  • Ðược làm Quản Văn Phòng cho chư vị Thời Quân.

5. Phẩm Giám Ðạo

Giám Ðạo có phận sự:

  • Ðược đi thanh tra về mặt Luật Pháp trong các cơ quan Chánh Trị Ðạo từ trung ương đến địa phương khi có thượng lịnh.

  • Ðược quyền thay mặt Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài giao tiếp với các Tôn Giáo khi có lịnh của Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài, hay của Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài.

  • Ðược quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ Luật Pháp nơi các phiên Ðại Hội Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Ðại Hội Hội Thánh Phước Thiện.

  • Ðược cầm quyền Pháp Chánh một Trấn Ðạo khi có thượng lịnh.

  • Có quyền điều tra lại các vụ án khiếu nại.

  • Ðược quyền làm giảng viên các khóa huấn luyện Chức Sắc về mặt Luật Pháp khi có sự yêu cầu của Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và khi có lịnh của Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài.

  • Ðược làm Tổng Quản Văn Phòng cho chư vị Thời Quân.

6. Phẩm Cải Trạng

Cải Trạng có phận sự:

  • Biện hộ trong các phiên Tòa của Ðạo.

  • Có quyền xin đình ngày xử các phiên Tòa nếu cần điều tra bổ túc.

  • Ðược quyền làm giảng viên về Luật Pháp tại Hạnh Ðường nếu có sự yêu cầu của Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và khi có lịnh của Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài.

  • Ðược quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ Luật Pháp trong các phiên Ðại Hội Hội Thánh và Ðại Hội Phước Thiện.

  • Có quyền giao tiếp với các Tôn Giáo khi có thượng lịnh.

7. Phẩm Chưởng Ấn

Chưởng Ấn có phận sự:

  • Ðược quyền Chủ Tọa các phiên Tòa Hiệp Thiên Ðài khi có đề nghị của Bộ Pháp Chánh, và sự chấp thuận của Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài.

  • Ðược quyền làm Trưởng Phòng kiểm án và quyết định thâu nhận hay bác bỏ những đơn khiếu nại hay thượng tố.

  • Nhưng vị Chưởng Ấn có Chủ Tọa phiên Tòa đã xử không được quyền thâu nhận hay bác bỏ đơn khiếu nại, thượng tố của can phạm bị kết án do phiên Tòa nầy.

8. Phẩm Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn

  • Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn có sứ mạng phổ thông Chơn Ðạo ở ngoại quốc.

  • Ðược quyền đi dự hội với các Tôn Giáo Quốc Tế khi có lịnh.

Ðiều Thứ Tư:

  • Mặc dầu quyền hành và trách nhiệm của mỗi cấp bậc qui định như trên, tuy nhiên trong trường hợp thiếu Chức Sắc mà cấp dưới có khả năng, thì có thể được bổ dụng lãnh phận sự cấp trên với địa vị của mình đương có, tùy ý định của Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài.

 

CHƯƠNG III

Ðiều Thứ Năm: - Ðạo phục của mỗi phẩm Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.

1 . Ðạo phục của Luật Sự có hai bộ: Ðại và Tiểu phục:

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, hai bên vai áo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình, và hai chữ Luật Sự bằng quốc tự.

2. Ðạo phục của Sĩ Tải có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Sĩ Tải bằng quốc tự.

3. Ðạo phục của Truyền Trạng có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Truyền Trạng bằng quốc tự.

4. Ðạo phục của Thừa Sử có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Thừa Sử bằng quốc tự.

5. Ðạo phục của Giám Ðạo có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Giám Ðạo bằng quốc tự.

6. Ðạo phục của Cải Trạng có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Cải Trạng bằng quốc tự.

7. Ðạo phục của Chưởng Ấn có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tui trắng, đầu đội Hổn Ngươn Mạo, trước mão có thêu Cổ Pháp và hai chữ Chưởng Ấn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.

8. Ðạo phục của Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn có hai bộ: Ðại và Tiểu phục.

a) Ðại phục

Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục

Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tui trắng, đầu đội Hổn Ngươn Mạo, trước mão có thêu Cổ Pháp và chữ Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.

Ðiều Thứ Sáu:

  • Khi thọ mạng lịnh của Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài hay của Thập Nhị Thời Quân, từ phẩm Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn được buộc dây Sắc Lịnh nơi mình trong lúc hành sự, nhưng phải theo Chi của vị Chưởng Quản Hiệp Thiên Ðài hay của vị Thời Quân ra lịnh mà thả mối. Trường hợp mang dây Sắc Lịnh phải được ghi rõ trong Thánh Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự.

 

CHƯƠNG IV

Ðiều Thứ Bảy: - Việc cầu phong và thăng thưởng Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.

1. Phẩm Luật Sự

  • Luật Sự sau khi đắc khoa mục phải tập sự một năm tại Bộ Pháp Chánh hay các Văn phòng Thập Nhị Thời Quân.

  • Sau một năm tập sự không gián đoạn, được nhìn nhận vào hàng Luật Sự chánh vị.

  • Luật Sự muốn lên phẩm Sĩ Tải, phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ (kể luôn một năm tập sự) và có sự minh tra đủ lẽ.

2. Phẩm Sĩ Tải

  • Sĩ Tải muốn thăng phẩm Truyền Trạng phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

3. Phẩm Truyền Trạng

  • Truyền Trạng muốn thăng phẩm Thừa Sử phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

4. Phẩm Thừa Sử

  • Thừa Sử muốn thăng phẩm Giám Ðạo phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

5. Phẩm Giám Ðạo

  • Giám Ðạo muốn thăng phẩm Cải Trạng phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

6. Phẩm Cải Trạng

  • Cải Trạng muốn thăng phẩm Chưởng Ấn phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

7. Phẩm Chưởng Ấn

  • Chưởng Ấn phải đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ mới được cầu thăng lên Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn.

8. Phẩm Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn

  • Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn đắc công phổ độ một nước có bằng cớ cụ thể khi trở về được cầu thăng vào hàng Thập Nhị Thời Quân chánh vị khi có khuyết tịch.

Ðiều Thứ Tám: - Cầu thăng đặc biệt.

  • Ngoài luật định cầu phong, và cầu thăng của mỗi cấp bậc kể trên, những Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài còn được hưởng trường hợp đặc biệt như:

    1. Có công nghiệp phi thường được công chúng hoan nghinh, có bằng cớ xác đáng và có Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ.

    2. Có khổ hạnh trong trách vụ hành Ðạo và có Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ, thì được vị Thời Quân Chưởng Quản đề nghị cầu thăng thưởng đặc biệt.

  • Sự cầu thăng thưởng đặc biệt không áp dụng trong trường hợp Chức Sắc bị tù tội hay giam cầm vì những hành vi trái với Luật Pháp Chơn Truyền của Ðạo.

Ðiều Thứ Chín:

  • Những cấp bậc nào được quyền Thiêng Liêng giáng cơ phong thưởng tại Cung Ðạo Ðền Thánh thì mới ra ngoài luật định kể trên.

 


Bản Hiến Pháp nầy Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài đã dâng lên Ðức Hộ Pháp cầu xin chỉnh sửa và phê chuẩn, được Ðức Ngài chấp thuận toàn diện do đàn cơ đêm Rằm tháng 11 năm Bính Ngọ (26-12-1966).

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

PHẨM TRẬT HIỆP THIÊN ÐÀI

  Thượng Phẩm   Hộ Pháp   Thượng Sanh  
       
                   
  Bảo Ðạo   Bảo Pháp   Bảo Thế  
                   
  Hiến Ðạo   Hiến Pháp   Hiến Thế  
                   
  Khai Ðạo   Khai Pháp   Khai Thế  
                   
  Tiếp Ðạo   Tiếp Pháp   Tiếp Thế  
                   
                   
     

Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn
Chưởng Ấn
Cải Trạng
Giám Ðạo
Thừa Sử
Truyền Trạng
Sĩ Tải
Luật Sự

     

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 


 

MỤC LỤC

HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ÐÀI:HIẾN PHÁP VÀ NỘI LUẬT - Năm Nhâm Thân (1932)

HIẾN PHÁP

NỘI LUẬT

THÁNH LỊNH CỦA THƯỢNG SANH (27-12-1966)

HIẾN PHÁP CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI:TỪ PHẨM TIẾP DẪN ÐẠO NHƠN SẮP XUỐNG LUẬT SỰ

CHƯƠNG I: Phẩm vị

CHƯƠNG II: Quyền hành và trách nhiệm

CHƯƠNG III: Ðạo Phục

CHƯƠNG IV: Cầu phong thăng thưởng

PHẨM TRẬT HIỆP THIÊN ÐÀI

 

 

[ THƯ MỤC 1 ]

Ấn bản: 01-2014

HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ÐÀI

DOWNLOAD
E-book-PDF

Tài liệu kính biếu.
Thánh Thất New South Wales thực hiện.
Thư từ đóng góp ý kiến. Xin liên lạc: THÁNH THẤT N.S.W.
114-118 King Georges Road  WILEY PARK NSW 2195 - AUSTRALIA