BẢN TIN SỐ 26 - NGÀY 05-05-KỶ HỢI - 2019
MỪNG NGÀY GIÁNG SANH CỦA ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP

 

MỤC LỤC

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

của Đức Hộ Pháp 


 

ĐỨC HỘ PHÁP đáp từ
sau khi các cơ quan Chánh Trị Đạo chúc thọ.
Ngày 05-05-Quý Tỵ (dl. 15-06-1953)

 

Thưa Chư Chức Sắc Thiên Phong Nam, Nữ Lưỡng Phái, cùng Chư Vị cầm quyền các Cơ Quan Chánh Trị Đạo, mấy em nam, nữ, mấy con Thiếu Sinh nam, nữ.

Bần Đạo để lời cám ơn mấy em một cách nồng nàn, và lời cám ơn ấy nó chẳng phải ở ngoài môi, mà nó ở trong tâm não của Bần Đạo đem ra đó vậy.

Thưa cùng toàn thể Đạo, và các nhơn sĩ, chư vị đồng chí đã có lịch trình tranh đấu cho quốc dân cho Tổ Quốc. Bần Đạo thú thật, cái kiếp sanh hữu dụng này, nếu không có nhờ oai quyền và ân Thiêng Liêng đặc biệt của Đức Chí Tôn đã ban cho thì kiếp sống này cũng như các kiếp sống khác kia vậy. Có, không, không, có, luật tạo đoan đã tạo ra các sanh vật ở thế gian nầy thế nào mạng sanh ta cũng thế ấy có chi đặc biệt. Nếu luận cho chánh lý mình có đầu óc, tay chơn, thì cả toàn thể ai kia cũng vậy, chẳng có hơn ai, cũng chẳng kém ai, chỉ là một phần tử trong vạn linh đó vậy mà thôi, nếu không có ân Thiêng Liêng dành để đặc biệt thì Bần Đạo bất quá cũng như một người đó vậy thôi, nó có khác chăng là cái tình ái nồng nàn. Tình ái ấy làm cho Đức Chí Tôn biết đặng, hiểu đặng, mà Ngài tuyển chọn làm một phần tử trọng yếu của Ngài mà thôi.

Thưa cùng các bạn, chư Chức Sắc Thiên Phong Hiệp Thiên Đài, Tiếp Đạo khi nảy nói rằng: Chúng ta chỉ chủ hướng có tinh thần đạo đức mà thôi, thật quả vậy, nếu như lấy tâm phàm mà luận bao giờ thấy trước mắt một trường tranh đấu, quyền lợi công danh của thường tình thế sự là một điều thiên hạ đã ham chuộng mê luyến mà Bần Đạo tránh khỏi ra vòng ấy, danh không ham, lợi không mê, là vì biết khối tinh thần vô đối của một nòi giống Việt Nam nay đã 4.000 năm lập nghiệp, nó có một tinh thần mạnh mẽ, uy quyền cao thượng thế nào, đã hiểu rằng: Nó có năng lực, cái năng lực ấy nó có thể đổi mãi, đổi biến đặng, vì có đức tin ấy. Bần Đạo chỉ lấy nó làm môi giới, làm phương pháp đặng cứu vãn cái tình trạng nguy nan của nước, của chủng tộc Việt Nam. Bất quá cũng như một anh bán ngọc kia, mua đặng về bán lại mà thôi, chớ không có cái giá trị về tinh thần khác, chỉ đặc biệt biết ngọc, mua ngọc, lời về ngọc, không có chi khác hết. Nếu có định được tương lai hạnh phúc của nòi giống thì bất quá khác cái tinh thần anh dũng của quốc dân vô đối đặng họ định vận mạng lấy họ mà thôi, chớ Bần Đạo không có công cán chi trong đó hết. Vì cớ cho nên Bần Đạo chỉ quyết đánh về mặt tinh thần mà thôi, ngoài ra nữa Bần Đạo không muốn ngó đến, có phải chăng mạnh của Đạo Cao Đài vì lẽ đó, ta cũng nên tưởng tượng suy nghĩ.

Thưa cùng chư Chức Sắc Cửu Trung Đài, các Ngài đã vâng mạng lịnh của Đức Chí Tôn cả nam nữ lưỡng phái, thay hình ảnh cho Ngài, ở cùng con cái khổ não của Ngài, một thời giáo hóa, hai là an ủi, ba là nuôi nâng, cái trách vụ trọng yếu đó giờ phút nào Bần Đạo cũng tưởng trong óc, nếu một ngày kia hình trạng Thiêng Liêng ấy nó kết liễu được, thiệt hiện được, cái danh dự dành để cho phận sự tối cao trọng của quí Ngài, nó sẽ quí quá thế nào? Không, thưa không phải kiếp sanh này mà đủ, còn sau lưng các em ta sẽ nối chí, ngày giờ nào có thể tượng trưng rằng Thánh Thể của Đức Chí Tôn chẳng hề chết thì cả Cửu Trùng Đài không thể diệt, sự quả nhiên nó vậy.

Các em Phước Thiện, Qua chỉ có một thân, một đầu, một óc, một hình ảnh cũng như mấy em thôi, nghĩ lụng lại khổ não của chúng sanh các em đã hiểu, Đức Chí Tôn đến Ngài có mục đích chia khổ và cứu khổ cho con cái của Ngài. Qua đã giao cho mấy em một sứ mạng đặc biệt là hai chữ "Phước Thiện" Qua cầu mong cho có một điều chúng ta ngó thấy trước mắt một khổ não của Đời, mấy em giăng tay ra nâng đỡ an ủi, binh vực được, ấy là sở vọng của Qua để nơi mấy em. Mỗi phen Qua tưởng đến công nghiệp và phận sự Thiêng Liêng của mấy em, nó khó khăn nặng nề chừng nào thì Qua xúc động chừng nấy. Vì cớ cho nên Qua ở chung cùng mấy em hai mươi mấy năm trường thầy trò chung sống, chung khổ cùng nhau là cũng vì lẽ ấy.

Qua để lời cám ơn mấy em.

Mấy con, các chiến sĩ anh dũng Cao Đài, mỗi lần mà Thầy thấy các con dưới mắt Thầy, thì nó có tinh thần làm cho Thầy an ủi được thế nào, Thầy thường nói với mấy con Thầy có Ông Cha, Ông Cha ấy giao cho Thầy hai món: Một là cái Thuyền Bát Nhả, hai là cái Xa Thơ của Tổ Quốc. Cái Thuyền Bát Nhả Thầy có thể cậy Thánh Thể Đức Chí Tôn dìu đỡ được, còn cái Xa Thơ của Tổ Quốc đi trên đường nguy hiểm khó khăn nó tiến được bước nào là nhờ năng lực của mấy con đẩy tới bước nấy. Cái mục đích của Thầy các con đã giúp được hai phần, còn một phần nữa Thầy cậy các con đưa nó tới chút nữa. Thầy chỉ nói: Có một bọn người ngồi trên Xa Thơ ấy các con xúm nhau đẩy mà bọn ấy ngồi làm cho nặng thêm nữa, các con phải làm sao mời họ, thỉnh cầu họ, lạy lục họ xuống, đặng cho bớt nặng đẩy cho tiến tới.

Phục Quốc Hội định vận mạng tương lai chánh sách an dân một cái chánh thể tương lai ở trong đấy, có thể Thầy mong ước rằng: Cả đầu óc Phục Quốc Hội giúp cho nên hình tướng chương trình của chúng ta có thể kết thúc thật hiện được, thì cái tương lai của nước Việt Nam mới sẽ mỹ mãn đẹp đẽ. Bần Đạo chưa gì đã mừng trước và đã khoái lạc trước. Cả toàn thể Phục Quốc Hội cho Bần Đạo hưởng khoái lạc ấy, thiệt hiện ra đừng để thất chí Bần Đạo tội nghiệp, Bần Đạo để hết tín nhiệm trong đấy, biết rằng một bước tiến tới là một bước thay đổi cho Tổ Quốc giang san phải cố gắng.

Trước khi dứt lời Bần Đạo để lời cám ơn toàn thể Đời và Đạo.

 

Phụ ghi: Ngày âl. 05-05-Quý Tỵ nhằm ngày (dl. 15-06-1953).

Trích từ Q.6-1 bài 13: ĐỨC HỘ PHÁP đáp từ sau khi các cơ quan Chánh Trị Đạo chúc thọ / Ngày 05-05-Quý Tỵ (dl. 15-06-1953).◙

 


 

 


 

Kính Chư Hiền,

"Uống nước nhớ nguồn". Câu tục ngữ hầu như thích hợp cho mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, đối với kẻ hậu sinh. Nguồn nước mát Tâm Linh Tam Kỳ Phổ Độ mà chúng ta được thừa hưởng ngày nay, là sản nghiệp vô giá do Thiên Nhân tạo duyên kết hợp.

Chúng tôi muốn đề cập đến nhân sự buổi đầu khai Đạo được Ơn Trên chọn lựa là những chơn linh cao trọng tô bồi thiện duyên từ nhiều tiền kiếp. Đó là quí Ngài Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Ngài Phạm Công Tắc, chưa kể đến quý Ngài Lê Văn Trung và Thập Nhị Thời Quân với các tuổi ngẫu nhiên trùng hợp với Thập Nhị Địa Chi, tức mười hai Con Giáp, cơ hồ như được Ơn Trên an bài dĩ định.

Nội dung Bản Tin Hòa Hiệp lần nầy, Ban Biên Tập xin được nhắc tới đôi nét trong trăm công, ngàn việc với bao nỗi vất vả, oan khuất của tam vị Chức sắc Tiền Khai Đại Đạo thuộc Hiệp Thiên Đài: Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư và Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang, cùng trích dẫn lời vàng tiếng ngọc của quí Ngài chỉ giáo cho đàn em. Đồng thời, qua thông công của quí Ngài, chúng ta được hưởng ân điển Thiêng Liêng của Đức Chí Tôn và Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thương yêu truyền dạy. Người tín đồ Cao Đài trước hết cần phải biết Tu Thân, Tự Giác nhi Giác Tha. Theo đó, chúng ta không thể bỏ qua lời giáo hóa khai Tâm, là khuôn vàng thước ngọc của Đức Tôn Sư Phạm Hộ Pháp. Đó là "Phương luyện kỷ đặng vào Con Đường Thứ Ba Đại Đạo".

Đặc biệt, trong những ngày đầu khai đạo, ngoài tam vị Đệ Tử nói trên, sử đạo không thể quên vị Nữ Phái vừa là chứng nhân, vừa là trợ thủ đắc lực song hành cùng chia sẻ mọi gian khổ cùng cực, vì niềm tin sắt đá. Đó là Ngài Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, tấm gương sáng cho Nữ Phái noi theo. Ngài đã nhận lời nghiêm huấn của Ơn Trên truyền dạy, nào là ghi chép Thánh Ngôn, Thánh Giáo, nào là tạo mẫu phẩm phục cho Chức Sắc Đại Thiên Phong, nào là lội suối băng rừng bất chấp hiểm nguy lo bề ẩm thực cho công quả, xả thân làm mọi việc, chẳng màng chi oan khúc, miễn hợp đạo thuận lòng.

Chúng tôi không quên kêu gọi các bạn đạo: hãy nói cho nhau nghe, viết cho nhau đọc, nhắn cho nhau lời, lời "thành, tín" không mất tiền mua, mà lại là nhịp cầu giao cảm giữa các bạn đồng sinh hữu duyên tương ngộ. Ở đời có kẻ khôn, người dại, kẻ trí, người ngu, nhưng có câu "tam ngu thành hiền", nếu ngu vì đạo đức. Thế nên thi sĩ Nguyễn Khuyến mới thốt lên: "Này kẻ nên khôn đều có dại, Làm người có dại mới nên khôn"... Ước vọng của chúng tôi thực hiện Bản Tin nhằm chia sẻ những hiểu biết đơn giản về Đạo học, không cao xa, cùng các nhu cầu cần tìm hiểu, hầu chân thành cải quá và phục thiện, theo phương châm của tiền nhân hằng dạy: "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã" (Luận ngữ), (Biết thì lấy làm biết, không biết thì lấy làm không biết, ấy chính là biết vậy).

Chư Hiền và các bạn trẻ ơi, tâm tình đôi câu trong bức Thư Ngỏ không thể tận ý, tân ngôn. Xin hãy cùng nhau trợ duyên trong muôn một, làm nhẹ phần nào khuôn thuyền bác nhã trong buổi Tam Nguơn mạt kiếp nầy, để khỏi uổng phí kiếp sanh may duyên gặp Đạo.

Nay kính thư,

NAM MÔ TAM CHÂU BÁT BỘ HỘ PHÁP THIÊN TÔN

Ban Biên Tập.

 

 


 

 


 

Mercredi 29 Septembre 1926
(23-8-Bính Dần)

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG

Thầy dạy chư môn đệ một lần cho mà hiểu và nhớ hằng ngày.

Nhiều đứa đi truyền đạo mà trong lòng kính sợ kẻ thọ giáo. Thầy hỏi: Phải nghịch chơn lý chăng?

Phải các con há!

Kẻ dốt mà dạy người dốt thì cả hai dầu nói tới tận thế cũng còn dốt.

Lại thấy kẻ dốt ấy kích bác, trở lại chịu thiệt rằng: "Ðạo mình là lầm lạc". Người truyền đạo dường ấy có sai chánh lý chăng?

Phải – Các con há!

Chẳng khác nào người ngồi nhà thấy kẻ mắc mưa ướt mình, nhảy ra che cho ướt, lại khen rằng mát thì muội lắm đó.

Vậy Thầy lại thấy một bọn môn đồ, khi đến nói đạo với kẻ nào, thì thẹn thuồng, ái ngại; phải nghịch chánh lý chăng?

Phải, thiếu tư cách đã đành. Mình vì chữ thiện mà dạy người thì giá trị mình đã cao thượng rồi, mà còn thẹn nỗi gì?

Chẳng khác nào một đứa bé bị chửi, sợ nhục lại rán chửi lại cho bằng, té ra bị nhục hơn nín đặng nghe luôn nữa.

Thầy lại thấy nhiều đứa chưa hiểu thấu huyền diệu là gì, bị người chê rồi về còn biếm nhẻ nữa. Phải nghịch chánh lý chăng?

Trong phần đông các con, nhiều kẻ ấy.

Thầy khuyên các con nhớ hoài rằng: Thầy của các con là ông Thầy Trời; nên biết một ổng mà thôi, thì đủ, nghe à!

Ngôi vị Bạch Ngọc Kinh chẳng ưa chứa kẻ hung hăng mà lạ một điều là kẻ hung hăng đạo đức thường phá cửa lún đặng vào, địa vị phần nhiều đoạt bởi kẻ ấy.

Các con hiền mà dữ, các con yếu mà mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà các con hành phạt; cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình, thì là gần ngôi Tiên Phật đó.

 

Phụ ghi: Mercredi 29 Septembre 1926 (23-08-Bính Dần) Việt ngữ: Thứ tư, 29-09-1926 (âl. 23-08-Bính Dần).

Trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1 bài 34: Thánh giáo dạy tập cử chỉ khác hẳn thế tình .v.v....◙

 


 

 


 

Ngày 27 tháng 6 năm Bính Dần
(4-8-1926)

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ

Hỉ chư môn đệ,

Thầy muốn các con hội hiệp đặng nghe dạy.

Th... nghe dạy:

Thời kỳ mạt pháp nầy, khiến mới có Tam Kỳ Phổ Ðộ các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.

Thầy đến chuyển Ðạo, lập lại vô vi, các con coi thử bên nào chánh lý: Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ vô vi, chẳng thế nào diệt đặng.

Th..., Thầy đã khiến con đi Ðế Thiên Ðế Thích đặng xem cho tạng mặt hữu hình, nội thế gian nầy, ngày nay ai cũng nhìn nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó còn bền vững đặng chăng? Lòng đạo đức con Thầy thấy rõ, nhưng thời giả dối đã qua, thời kỳ chân thật đã đến. Thầy không muốn cho con hao tài, tốn của, mà gìn giữ sự giả dối.

Chẳng cần chi con lo lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu Phật tượng chi hết. Con hiểu bổn nguyên "Bảo Sanh" là bổn nguyên "Thánh chất Thầy".

Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi; phần hồn về Thầy.

Con có biết sự chơn thật nơi nào mà phải khổ thân lo lắng. Con có phận sự rất lớn, Thánh danh con cũng lớn. Thầy dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi. Con phải lập cho thành một nền tư bổn, chung lo cùng môn đệ Thầy, ngày ngày hằng góp nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:

- Một sở trường học,
- Một sở dưỡng lão, ấu,
- Và một nơi Tịnh Thất.

Còn chùa chiền thì ngày sau e cho con không đủ sức cai quản cho hết, ấy vậy đừng lo lắng đến nữa. Nghe và tuân theo, con phải đi công quả với Tr... mà độ rỗi nhơn sanh.

Con có thể giúp phương tiện cho mấy đứa nhỏ đi truyền Ðạo, thì chung lo với nhau mà định liệu.

Con khá nghe theo lời Thầy.

Thăng.

 

Phụ ghi: Ngày 27 tháng 6 năm Bính Dần (4-8-1926) nhằm ngày 27-06-Bính Dần (dl. 05-08-1926).

Trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2 bài 04: Thánh giáo của Chí Tôn dạy rằng: Cái gì hữu hình thì hữu diệt, chỉ có vô vi là trường cửu.◙

 


 

 

của Đức Hộ Pháp 


Tại Đền Thánh, thời Tý đêm rằm tháng chạp năm Mậu Tý (1949)

LUẬT QUYỀN

Kỳ thuyết pháp trước, Bần Ðạo đã có để một dấu hỏi: "Ðạo Cao Ðài có thế đem hạnh phúc cho nhơn loại, tạo hòa bình, làm cho đại đồng thiên hạ đặng chăng?".

Ðã đặt dấu hỏi, tức nhiên phải trả lời.

Chúng ta chẳng nên mờ ám chỉ biết tin nơi Ðức Chí Tôn mà thôi, mà phải biết Ngài đến để tạo nền Tôn Giáo cốt yếu là đến ký hòa ước với nhơn sanh, tạo hạnh phúc cho nhơn sanh và làm cho thiên hạ hưởng đặng thái bình nơi mặt địa cầu 68 nầy, tức nhiên chúng ta dám quả quyết và để đức tin chắc chắn rằng thế nào cũng thành tựu, nhứt là có quyết đoán của Anh Cả Thiêng Liêng chúng ta là Ðức Lý Giáo Tông đã nói:

Ðức tin một khối tượng nên hình,
Ðã hiệp Vạn Linh với Chí Linh.

Nghĩa là Ðạo Cao Ðài đã thành, nhưng từ từ đi lên cho đến cái địa cảnh vô đối của nó.

Ta chán biết Chí Tôn đến ký hòa ước của nhơn sanh, nhứt là các liệt cường ký với nhau, khoản nầy, khoản nọ, khoản kia, đủ thứ, ký không biết mấy khoản. Với Ðức Chí Tôn chỉ có 2 khoản thôi.

Luật: Thương yêu, Ngài định luật cho chúng ta là thương yêu, không phải thương yêu nhơn loại mà thôi, mà phải thương yêu toàn cả Vạn Linh nữa.

Còn Quyền: Ngài chỉ định là quyền công chánh.

Từ thử, ta chưa thấy cái hòa ước nào đơn sơ như thế, mà nó có oai quyền làm sao? Không thế gì thật hiện đặng, dầu cho tận thế, loài người cũng chưa thật hiện ra đặng, chúng ta đã hiểu và tin rằng thế nào nó cũng thành, nhưng thời gian ta không quyết định, ta chỉ lấy lương tri, tức là lấy trí tri tìm hiểu chơn tướng Ðạo Cao Ðài làm thế nào mà đem hạnh phúc cho nhơn loại hưởng được, và tạo hòa bình cho thiên hạ đại đồng thế giới. Chúng ta duy lấy trí tri tìm hiểu thôi.

Chúng ta thấy quyền năng của luật thương yêu thế nào? Tấn tuồng đời hiển hiện từ khi có loài người đến giờ. Nếu không nhờ sức mạnh mẽ vô biên của luật thương yêu ấy thì Ðức Phật Thích Ca chưa có lập giáo thành tướng được. Khi Ngài đến Résu, luyện pháp tuyệt thực, có người theo Ngài, bốn (4) người không phải theo làm môn đệ, mà theo đặng coi Phật có đạt pháp đặng chăng. Ðến chừng Ngài từ trên ngọn núi tuột xuống núi, Ngài ăn uống lại, mấy người đợi ở chân núi thấy như vậy, cho rằng Ngài đã qui phàm rồi, không có đạt pháp chi hết, 4 người chê bỏ đi. Tới chừng Ngài đi thuyết giáo, Ngài tìm 4 người ấy, bốn người biết Ngài là chơn thật mới theo. Trong bốn người mà chỉ có hai (2) người trọng yếu hơn hết, rồi đến ngày cuối cùng còn có một người đạt đặng Phật Giáo thôi.

Ðạo Tiên, Ðức Lão Tử có một người Môn đệ và một đứa ở là Từ Giáp biết Ðạo của Ngài, duy có ông Doãn Hĩ theo Ðức Lão Tử, đạt pháp truyền giáo mà Ðạo Tiên còn tồn tại đến ngày nay.

Ðạo Khổng Phu Tử, tuy vẫn còn có Tam Thập Lục Thánh, Thất Thập Nhị Hiền, mà cả thảy Ðức Khổng Phu Tử, chưa chắc người nào đạt Ðạo đặng. Duy có một người mà thôi, là Thầy Sâm. Bằng cớ là buổi chung qui Ngài kêu Sâm nói: "Sâm hồ ngô đạo, nhứt dĩ quán chi" (Ðạo ta chỉ một người biết mà thôi).

Ðức Chúa Jésus Christ có nửa người môn đệ thôi, bởi ông Pierre chối Chúa ba lần, đến khi ăn năn khóc lóc với bà Maria mà xưng tội mình.

Mahomet có một người môn đệ phụ nữ mà Ðạo Hồi Hồi đã thành vậy.

Chúng ta suy đoán chỉ thấy có thương yêu. Duy có một người thương hoặc nửa người thương mà các vị Giáo Chủ đã lập thành Tôn Giáo tại mặt thế nầy.

Chúng ta xét lại thấy Ðạo Cao Ðài còn hạnh phúc nhiều hơn các Tôn Giáo khác, nếu nhận quả quyết thì được có ba người, mà ba người tức nhiều hơn thiên hạ rồi. Cái thiệt tướng của nền Chơn Giáo Ðức Chí Tôn đã hiện tượng, do quyền năng vô đối của Ngài mà đạt được, mà trong các vị thừa mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình, nắn nên tướng của nó. Bần Ðạo kiếu lỗi toàn con cái của Ngài, không phải là tự kiêu hay tự đắc, chính tay Bần Ðạo có một phần khá lắm.Vì cớ Bần Ðạo rủ toàn thể chúng ta dùng phép "Hồi quang phản chiếu" đặng định tướng diện của mình, cốt yếu là một phần tử trong nền Chơn Giáo, hễ mình định được chơn tướng của mình, tổng số các chơn tướng đó làm chơn tướng của Ðạo.

Bần Ðạo thấy Ðạo Cao Ðài được nên hình trạng trọn vẹn, tức là hình tướng thương yêu vô tận, nó nên hình có nét đẹp thiên nhiên là nhờ vẽ với cây viết thương yêu. Trước Ðức Chí Tôn đến cầm cây viết thương yêu mà viết nét Thiêng Liêng cho cả Thánh Thể của Ngài đồ theo nét thương yêu ấy đặng tạo nên hình trạng, thành tướng một khối thương yêu. Ta không có mơ mộng và không lường gạt tâm lý nhơn sanh, trước mắt mọi người đều thấy, hỏi do quyền năng nào tạo thành quyền lực ngày nay? Quyền Ðạo ngày nay do luật thương yêu mà thành tướng, vậy đã do luật thương yêu thành tướng thì không có quyền năng nào tàn phá cho đặng. Nó có sợ chăng là luật thù hận. May thay cả lực lượng thù hận cũng không xung đột được, bởi có bàn tay Thiêng Liêng gạt thù hận ra khỏi rồi.

Nó nên hình bởi sự thương yêu, trưởng thành trong sự thương yêu, bởi hình chất của thương yêu, hễ càng ngày càng lớn lên, càng tráng kiện, nó sẽ làm chúa cả thù hận, và quyền năng thù hận không hề xâm lấn nó được. Nói quả quyết Bần Ðạo đã đánh tan thù hận ra, khi các phe đảng dùng quyền lực chiếm ngôi vị của Chí Tôn để tại mặt thế nầy, Bần Ðạo đã can đảm dùng quyền của Bần Ðạo đánh ngã ra hết, đặng bảo trọng hình tướng thiêng liêng của Ðạo. Bần Ðạo lỗ vốn cũng nhiều. Bần Ðạo gánh lấy cả thù hận ấy đặng bảo tồn hình thể của Chí Tôn cho trọn thương yêu. Bần Ðạo dùng can đảm gánh lấy cả thù hận của thiên hạ mà bảo tồn khối thương yêu của Chí Tôn vô đối, không cho hoen ố, nhơ bợn. Tại sao mà Bần Ðạo dám thí mình gánh vác thù hận đặng bảo trọng nó? Bởi biết nó là chúa cả hình ảnh của quyền trị thế tương lai, nó là thầy thiên hạ đặng trị thế, nếu không trọn vẹn, nó lưu lại kiểu vở thô bỉ nhơ nhớp, thì không thế gì làm thầy thiên hạ đặng.

Các Chi Phái buổi nọ dùng cường quyền mà đoạt vị, không lẽ Bần Ðạo là Hộ Pháp, nắm giữ chơn truyền trong tay đây, mà để cho nó đoạt ngôi soán vị như các đời vua chúa từ trước, để lưu lại cho nền Chơn Giáo của Chí Tôn sao? May thay, quyền ấy chưa xung đột được Chánh Giáo của Chí Tôn: Nó đã bại trận, bởi Thánh Thể của Ngài có người cầm luật pháp oai nghiêm, tức là cầm cây HUỆ KIẾM trong tay đặng gìn giữ nền Tôn Giáo nên hình được, nó nên được tức tạo cho thiên hạ được. Nó đã tạo oai quyền của nó thành tướng đặng thì tạo quyền cho nhơn sanh nơi mặt địa cầu nầy về tương lai đặng.

 

Phụ ghi: Ngày âl. 15-12-Mậu Tý nhằm ngày (dl. 13-01-1949).

Trích từ Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q.2 bài 62: Luật Quyền / Ngày 15-12-Mậu Tý (dl. 13-01-1949).◙

 


 

 

của Đức Thượng Sanh 


HUẤN TỪ của Đức Thượng Sanh
Nhân lễ khánh thành
HỌC ÐƯỜNG BỘ NHẠC TRUNG ƯƠNG
Ngày 25 tháng 10 năm Mậu Thân (dl. 14/12/1968).

 

Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Hội Thánh Phước Thiện,

Kính Ðại Tá Tỉnh Trưởng Tây Ninh,

Kính Quý Quan Khách,

Kính Quý Chức sắc và Ðạo hữu Nam Nữ,

Hôm nay tôi lấy làm hân hạnh đến Chủ Tọa buổi lễ Khánh thành ngôi Học đường của Bộ Nhạc Trung Ương.

Nghĩ đến công cuộc kiến tạo mà Bộ Nhạc Trung Ương phải tự túc để hoàn thành, tôi ý thức đến nỗi khó khăn cũng như sự nổ lực của toàn thể Chức sắc Bộ Nhạc đã đồng tâm nhứt trí mới đi đến thành công mỹ mãn.

Nhơn danh Hội Thánh Hiệp Thiên Ðài, tôi xin để lời khen ngợi vị Chưởng Quản Bộ Nhạc Trung Ương và tất cả Chức sắc Bộ Nhạc.

Ðáng lẽ Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và Hội Thánh Phước Thiện phải chia nhau đài thọ số phí tổn kiến tạo cơ sở cần thiết cho Bộ Nhạc, vì Nhạc và Lễ là hai môn phục vụ cho Ðạo, chung cả Hành Chánh và Phước Thiện.

Ở trong tình trạng phải tự túc, Chức sắc Bộ Nhạc cam lòng hy sinh đa thiểu tùy theo sức mình, ngoài ra còn nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm trong Ðạo, cuộc kiến thiết mới được hoàn tất như chúng ta đã thấy.

Cho hay "Hữu chí cánh thành", sở nguyện và cương quyết của Chư Chức sắc Bộ Nhạc đã nung đúc thành khối kiên tâm cứng rắn thì dù khó khăn bao nhiêu cũng có thể san bằng để đi tới chỗ cứu cánh. Vì đó Nho học có câu: "Thế thượng vô nan sự, nhơn tâm tự bất kiên" có nghĩa trên đời không có việc nào khó, chỉ tại người không bền lòng.

Học đường của Bộ Nhạc đã hoàn thành đó là một công quả đáng ghi của Chức sắc Bộ Nhạc.

Giờ đây vị Chưởng Quản và Chức sắc Bộ Nhạc phải gắng công đào luyện đàn em cho thành tài, đồng thời trau luyện Nghệ Thuật mình cho đến chỗ tận thiện, tận mỹ, trước để phụng sự nền Ðạo sau để nâng cao phẩm giá của Âm nhạc là môn học rất trọng yếu của Khổng Giáo.

Khi mới khai sáng nền Ðạo, Ðức CHÍ TÔN rất chú trọng đến Nhạc và Lễ, vì cái hay của Lễ là giữ trật tự bên ngoài cái hay của Nhạc là tạo sự điều hòa để kềm chế tâm tình bên trong cho khỏi vọng niệm. Lễ và Nhạc cùng họp nhau và nếu giữ đúng nề nếp thì đàn cúng mới nghiêm chỉnh, được bao trùm một bầu không khí huyền diệu, Thiêng liêng khiến cho chúng ta cảm tưởng là có Ðức CHÍ TÔN và Chư Tiên Phật giáng ngự để ban ơn cho toàn Ðạo.

Trái lại nếu Lễ không nghiêm, Nhạc không hòa thì đàn cúng có cái trạng thái hỗn loạn khiến cho người đến Lễ bái có một tâm trạng xao xuyến, tinh thần bất định. Ðó là một sự thất Lễ đối với các Ðấng Thiêng liêng và như vậy Ðức CHÍ TÔN không khi nào giáng Ðàn, tà quái có thể thừa dịp xung nhập gây nên điều rắc rối.

Trong nhiều Ðàn cúng lúc ban sơ, Chức sắc thường bị Ðức Chí TÔN giáng cơ quở trách vì Ðàn không nghiêm, Lễ Nhạc còn khuyết điểm.

Trong năm Ất Tỵ (1965) Ðức Hộ Pháp cũng có giáng cơ tại Ðền Thánh dạy Chức sắc Bộ Nhạc nên trau luyện Nhạc điệu vì Nghệ thuật còn kém. Sự kém cỏi đó, có lẽ một phần Nhạc sĩ thiếu tập dượt, hoặc có thụ huấn mà chưa nhuần nhã. Tôi ước mong mỗi Chức sắc Bộ Nhạc nên lưu tâm để tự mình trau luyện cho đúng mức độ Nghệ Thuật.

Thưởng thức một bài đờn hay như nghe một bài thi sắc sảo, một câu đờn tao nhã có điêu luyện như một câu thi tuyệt bút có mãnh lực gợi cảm làm cho xúc động tâm hồn.

Vì vậy thời xưa các Ðấng Ðế Vương dùng Nhạc để cảm hóa lòng người trong Ðạo trị dân, Vì Nhạc có thể khiến dân trở nên thuần hậu và có thể di phong dịch tục.

Nhạc là món ăn tinh thần đứng đầu trong bốn thú phong lưu của Thánh hiền thời xưa là Cầm, Kỳ, Thi, Họa và các bậc Thánh hiền đã dùng Nhạc để đạt đến lý tưởng cao siêu, giúp ích cho sự kinh bang tế thế, xây dựng nước nhà.

Vì Nhạc có cái thế lực quan trọng như vậy nên Ðức Khổng Tử soạn ra bộ Kinh Nhạc và cho đứng vào hàng Ngũ kinh là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc. Về sau Ngài làm ra bộ sách Xuân Thu, nhập với năm bộ sách trước gọi là Lục Kinh.

Sau khi Ðức Khổng Tử mất, kế nhà Tần có việc đốt sách thì những Kinh ấy bị thiêu hủy hoặc thất lạc ít nhiều.

Nhứt là Kinh Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có một thiên, sau đem nhập vào Bộ Lễ Ký đặt tên là Thiên Nhạc Ký. Thành thử trong sáu bộ kinh chỉ còn lại có Ngũ Kinh là Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.

Tính của Ðức Khổng Tử hay ưa thích đàn và hát. Lúc Ngài ở nước Tề ham học Nhạc thiều, trong ba tháng say mê cho đến đổi ăn không biết mùi vị.

Ngài nói: Ta chẳng ngờ Học Nhạc vui đến được như thế (Bất đồ vi Nhạc chi chí ư tư giả).

Khi Ngài châu lưu khắp thiên hạ thì bên mình không khi nào rời cây đàn Ngũ Huyền Cầm.

Quan niệm của Ngài là tiếng đàn thanh nhã có thể nâng cao tinh thần và trụ vững tâm trí siêu nhân của người Quân tử. Lúc Ngài bị vây giữa khoản nước Tần và Sái, bảy ngày không nấu ăn, chỉ ăn rau luộc suông, các Ðệ tử như Tử Lộ, Nhan Hồi, Tử Cống v.v... đều băn khoăn lo sợ cho Ngài, nhưng Ngài vẫn ung dung ngồi đàn hát.

Chúng ta thấy rõ Thánh nhơn trọng dụng Âm nhạc như vậy vì Âm Nhạc là một bộ môn văn hóa cao đến tuyệt độ và Nhạc Thiều có cái mãnh lực huyền bí, cao siêu giúp dân trị nước, cải hoán xã hội.

Du Bá Nha đập nát Diêu Cầm thề không đờn nữa, người bạn tri âm là Chung Tử Kỳ đã mất thì không ai còn biết nghe tiếng đờn của mình.

Khổng Minh Gia Cát mượn tiếng đờn mà lui giặc Tư Mã Ý.

Trương Tử Phòng nhờ có giọng Tiêu ai oán mà trong một đêm giải tán tám ngàn đệ tử của Sở Bá Vương tại Cửu Lý San để cho Lưu Bang diệt được kẻ thù chung của thiên hạ, lập nên cơ nghiệp nhà Hớn hơn bốn trăm năm.

Công dụng của Nhạc Thiều thời xưa thì cao thượng như vậy. Ngày nay người ta dùng Âm Nhạc làm công cụ cho chủ nghĩa con buôn trên sân khấu, khiến nên nhà nhạc sĩ vì kế sinh nhai phải bán rẻ tài nghệ làm cho cái giá trị của Quốc nhạc phải bị hạ thấp đến cực điểm.

Trong cửa Ðại Ðạo, chúng ta phải nâng đỡ ngành Âm Nhạc, phải bảo tồn Âm Ðiệu cổ truyền để lưu lại cho Ðất Nước tinh hoa của một Nghệ Thuật thuần túy, mặc dù cái tinh hoa ấy nay chỉ còn phưởng phất chút dư hương do sự phế cựu hoán tân của giới Nhạc Sĩ trong nước.

Ði ngược lại với trào lưu thoái bộ đó, chúng ta không nên coi thường môn Âm Nhạc và phải cố tâm gìn giữ cái chơn giá trị của nó.

Dù Nhạc Lễ hay Nhạc Ðiệu Tài tử cổ truyền, mỗi môn đều có cái hay riêng đặc biệt. Nếu học Nhạc dù là môn nào, phải cố gắng học đến chỗ cùng cực uyên thâm, năng luyện tập trau giồi để càng ngày càng thêm tiến triển mới đáng gọi là biết yêu Nghệ thuật. Từ đây Bộ Nhạc Trung Ương đã có ngôi Học Ðường làm nơi đào tạo nhơn tài, Chức Sắc đàn Anh trong Bộ Nhạc phải ra công dìu dắt các Nhạc Sĩ thế nào cho khỏi mang tiếng là "Hữu danh vô thực".

Với sự mong ước nói trên, tôi xin cầu chúc Vị Chưởng Quản và Chức Sắc Bộ Nhạc thành công mỹ mãn để phục vụ cho Nghệ Thuật và cho nền Ðại Ðạo.

NAY KÍNH

TÒA THÁNH, Ngày 25 tháng 10 năm Mậu Thân
(dl. 14/12/1968)

CAO THƯỢNG SANH

 

Trích từ Tiểu Sử và Lời Thuyết Đạo của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang: Huấn Từ - Khánh Thành Học Đường Bộ Nhạc Trung Ương (14/12/1968).◙

 


 

 

của Đức Hộ Pháp 


Đền Thánh đêm 07/4 năm Nhâm Thìn (1952)

NGÀY VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

BÀ NỮ ĐẦU SƯ LÂM HƯƠNG THANH

Đêm nay là đêm cầu nguyện về ngày vía của Đức Phật Thích Ca và Bà Nữ Đầu Sư, vía Bà Nữ Đầu Sư trùng với Đức Phật Thích Ca.

Nếu như chúng ta tin về đạo đức, chúng ta nói rằng có thể tin về mê tín, thì Bần Đạo nói rằng: Không có ai thương yêu Đức Phật Thích Ca trong kiếp sống của mình hơn là Bà Nữ Đầu Sư, trong một đời của Bà, Bần Đạo tưởng thiệt là một người giữ Đạo, Bà chỉ giữ Đạo của Đức Phật Thích Ca mà thôi. Khi Đức Chí Tôn đến mở Đạo, Bà theo chân của Đức Chí Tôn đã đành, không ai dại khờ gì khi người đã có tâm Đạo mà còn mơ hồ e lệ sự chọn lựa của mình, nhưng Đức Chí Tôn là khác, mà kính trọng thờ phượng Đức Thích Ca đối với Bà Nữ Đầu Sư là khác, huống chi trọn cái gia đình từ mẹ dĩ chí Bà đều thờ phượng một cách rất tôn nghiêm, dám chắc phần nhiều không có ai thờ phượng được như cả gia tộc của Bà đã thờ phượng Đức Thích Ca.

Luận tới đây tôi nghĩ ngày này đáng lẽ nếu nói rằng nước Việt Nam chủng tộc ta có thể thờ Đức Phật Thích Ca nhiều hơn hết, nhưng đến Đại Lễ này nếu không tưởng niệm đến Đức Thích Ca đi nữa là cũng còn đoái đến tình của Bà Nữ Đầu Sư mà dòm lại Phái Nữ trong Đại Lễ thấy lơ thơ, có phải vô tình chăng? Hay là Đạo của Phật Thích Ca và công nghiệp của Bà Nữ Đầu Sư bị có cơn mưa rồi lạnh ngắt, đã lạnh trước rồi bị trận mưa nữa nó lạnh luôn.

Bần Đạo xin nói thật, Đức Phật Thích Ca, dầu sự trị thế của Ngài đã hết, chúng ta chỉ nói là hết thôi. Hai ngàn năm trăm năm (2.500) lập Đạo trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống kia, Môn đệ của Ngài nhiều lắm, các người đừng tưởng Ông già ăn mày ấy không đủ quyền năng, mà các người khi dễ. Nội cái Bình Bát Vu của Ông đựng cả chơn hồn trong Càn Khôn Vũ Trụ, Ông ăn mày tại thế này vậy mà ngôi vị Cực Lạc Thế Giới của Ông các người xin một phẩm Liên Hoa, Ông có thể cho, là một người không nên khi dễ, không nên nguội lạnh với người đó, bởi vì Môn đệ của Ngài trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống nhiều lắm.

Bà Nữ Đầu Sư hồi còn tại thế này cũng vậy, hay về cõi Thiêng Liêng cũng vậy thương em lắm, thương phái nữ lắm, Bà binh vực bảo trọng từ khi mới mở Đạo, biết bao phen Đức Lý Giáo Tông đã phẫn nộ, chính mình Bần Đạo cũng không thế binh vực được mà còn có thể ghét nữa mà chớ. Duy có một mình chị binh vực bảo trọng phái nữ còn tồn tại đến ngày nay, bằng không thì bị phế rồi, bị Đức Lý phế rồi đó.

Bần Đạo nói thật mấy chị, Ôi! Không phải kiếp sanh dễ gì ngộ Đạo, Bần Đạo đã chán biết khó khăn kiếp sống của mình tại thế bao giờ cũng vậy, nó làm cho mình nặng nề khổ não về tinh thần, nhưng chúng ta đem lên mặt cân thiêng liêng, chúng ta lấy trí khôn ngoan để suy đoán cho cùng, chúng ta phải lấy trí khôn ngoan công chánh mà phán đoán, phần nào xác là xác, phần nào hồn là hồn, cái xác thịt nó không phải ở đây cho đến lúc tận thế đa nghe. Kiếp sống tại thế gian này của mấy người không mấy lát, cao trọng cần yếu hay chăng là phần hồn, đừng sa xuống Địa Ngục đừng xuống đó là hơn hết. Xuống cửa đó rồi khó giải thoát lắm, khó giải thoát lắm đa nghe. Còn phần xác thì xác, hồn là hồn, mình lấy cái trí não của mình, lấy cái trung dung của mình làm sao cho Đạo có công chánh, hòa bình, xác cũng vậy, hồn cũng vậy. Chỉnh cầm cân giữ mực thước làm sao cho xác thế nào, thì phần hồn kia cũng vậy, đừng trọng bên này, phụ bên kia, là khôn ngoan hơn hết.

Còn một cái trọng yếu hơn nữa là phải nhớ luôn luôn phụng sự Đức Chí Tôn, công nghiệp ấy không bao giờ mất, bởi Ông già đó chẵng chịu thiếu nợ ai hết, trái lại nếu chúng ta có phương thế lập vị chúng ta rồi mà chúng ta còn dư thừa công nghiệp đối với Ngài. Nhớ lại trong Cửu Huyền Thất Tổ của ta chưa chắc họ đều siêu thoát đặng, để chút của cải ấy đặng độ họ, tội nghiệp biết đâu trong Cửu Huyền Thất Tổ của mỗi đứa ta lại không có người ở dưới Phong Đô, rán tiện tặng chút đỉnh cho có của cải Thiêng Liêng cho họ hưởng mới khỏi uổng kiếp sanh của mình. Đức Chí Tôn có nói:

"Đài Vân Quan Võ để Phong Thần,
Còn của Thầy đây để nhắc cân.
Muôn đức ngàn lành không sót một,
Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần".

Đấng đó không biết thiếu nợ ai hết và đã nói chẳng hề khi nào sai lời. Đã ngộ Đạo, đã biết Đạo, đã theo chân Đức Chí Tôn mà không biết tự mình tìm phương giải thoát, dầu chúng ta không mong mỏi cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ đi nữa, cũng mong mỏi tự giải thoát cho mình là trọng yếu hơn hết, biết Đạo mà nguội lạnh tốt hơn hết đừng có ở trong cửa Đạo, tốt hơn đừng ngồi trong cửa Đạo, ngồi nữa thêm tội không ích gì. Thử chúng ta để dấu hỏi chúng ta tu đây trông mong cái gì? Đừng như kẻ mờ hồ kia mà Đức Chí Tôn đã để:

"Ngồi lì mà đợi Lý Ngưng Vương,
Biểu xuống thuyền Tiên nói chẹt lườn.
Co cẳng muốn vào rồi lại thụt,
Biểu thương sao đặng buộc người thương?"

Thử xét lộn lại một ngày kia, mấy người về cõi Thiêng Liêng mà ngó thấy tôi đứng giữa không trung đó, mấy người kêu tôi biểu Ông cứu độ tôi, vì hồi đó tôi có gặp Ông tại thế, thì bây giờ Ông cứu độ tôi với - tình trạng đó tôi biết trả lời với mấy người làm sao chớ? Có thể một ngày kia tôi sẽ dâng sớ cho Đức Lý lập một hình phạt, hình phạt của tôi ngộ nghỉnh lắm: Không cho phái nữ đi vô Đền Thánh một thời gian, hành lễ ngoài sân một thời gian, bằng xin không được nữa, thì không khi nào lên Chức Sắc Thiên Phong được với tôi mà chớ.

 

Phụ ghi: Ngày âl. 07-04-Nhâm Thìn nhằm ngày (dl. 30-04-1952).

Trích từ Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q.5 bài 11: Ngày vía Đức Phật Thích Ca và Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh / Ngày 07-04-Nhâm Thìn (1952).◙

 


 

 


Hình Ảnh Thời Kỳ Xây Bàn Ất Sửu – 1925
(Trích từ Đạo Sử của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu – 1957).

 

Hình ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang khởi sự xây bàn ngày 06 tháng 6 năm Ất Sửu (26-Juillet 1925) tại dãy phố Hàng Dừa (bây giờ là chợ Thái Bình đường Cống Quỳnh Saigon).

Đây là dãy phố Hàng Dừa (bây giờ là chợ Thái Bình đường Cống Quỳnh Saigon).

Căn thứ hai là của Đức Hộ Pháp ở, còn căn thứ 4 của Đức Thượng Sanh.

Hình bên đây ba ông đang xây bàn tại nhà ông Cao Quỳnh Cư số 134 đường Bourdais Saigon và cạnh đó có một bà ngồi gần cánh cửa là Bà Nguyễn Hương Hiếu đang ghi chép lại những bài Thánh giáo của các Đấng giáng về.

 

 


 

 


Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư,
Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thượng Sanh Cao Hoài Sang.

 

 

Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư (1888-1929)

Ngài Cao Quỳnh Cư, hiệu là Bội Ngọc, sanh năm Mậu Tý (1888) tại làng Hiệp Ninh, tổng Hàm Ninh Thượng, tỉnh Tây Ninh.

Thân phụ của Ngài là ông Cao Quỳnh Tuân. Thân mẫu là Bà Trần Thị Huệ.

Năm 1915, Ngài Cao Quỳnh Cư làm Thơ ký tại Sở Hỏa Xa Sài Gòn, sau được lên ngạch Còm-mi, ngụ tại nhà số 134 đường Bourdais, nay là đường Calmette Quận I Sài Gòn.

Ngày 14/15-3-Bính Dần (dl 25/26-4-1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Cao Quỳnh Cư là Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ.

Ngày 15-10-Bính Dần, Đức Chí Tôn chánh thức phong Ngài Cao Quỳnh Cư chức Thượng Phẩm HTĐ. Ấy là ngày mà ba vị: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, mặc đại phục đứng chầu lễ Đức Chí Tôn lần đầu tiên tại Thánh Thất Từ Lâm Tự, khởi đầu thành lập ĐĐTKPĐ.

Năm 1928 (Mậu Thìn). "... Đức Cao Thượng Phẩm bị một trận khảo đảo khá dữ dội là: Có một nhóm người thiếu thương yêu (nhóm ông Tư Mắt) gieo ác cảm, hội nhau dưới Thủ Đức, nước lã khuấy nên hồ, họ đồng lòng về Tòa Thánh đuổi Đức Cao Thượng Phẩm, kỳ 24 giờ phải ra khỏi Tòa Thánh, nếu không thì bắt cột trong rừng bắn.

Làm Đạo lúc phôi thai, rất khổ sở trăm bề, có kẻ nghịch rình mò, âm mưu với nhau hợp lại, xúi giục gây rối làm loạn. Họ đồng lòng với nhau đuổi hai vợ chồng thầy Tư (tức Cư và Hiếu) ra khỏi Tòa Thánh.

Buồn cười.... Tuồng đời lạnh nhạt. Thôi! Họ dữ quá!

Chúng tôi về Thảo Xá Hiền Cung, là nơi căn cội mà Chí Tôn dạy cất trước, nên Thảo Xá Hiền Cung là gốc." (ĐS. I. 125)

Đức Cao Thượng Phẩm đăng Tiên (11 giờ trưa) ngày 1-3-Kỷ Tỵ (dl 10-4-1929) tại Thảo Xá Hiền Cung.

 

Thượng Sanh Cao Hoài Sang (1901-1971)

Ngài Cao Hoài Sang sanh ngày 29-7-Tân Sửu (dl 11-9-1901) tại làng Thái Bình tỉnh Tây Ninh.

Thân phụ là ông Cao Hoài Ân. Thân mẫu là Bà Hồ Thị Lự.

Ngày 15-10-Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Cao Hoài Sang chức Thượng Sanh, chưởng quản Chi Thế HTĐ.

Năm 1956 (Bính Thân), Đức Phạm Hộ Pháp phải lưu vong sang Campuchia. Hội Thánh yêu cầu Đức Cao Thượng Sanh về Tòa Thánh cầm giềng mối đạo, do Vi Bằng ngày 10-3-Đinh Dậu (dl 9-4-1957).

Hội Thánh HTĐ họp ở Sài Gòn, tại nhà ông Hiến Thế, có ông Bảo Sanh Quân tham dự, vào ngày 15-4-Đinh Dậu (dl 14-5-1957), Ngài và chư vị Thời Quân đồng quyết định về Tòa Thánh cầm giềng mối đạo.

Đức Thượng Sanh ngọa bịnh và đăng Tiên tại tư gia, số nhà 36/24 đường Cô Giang, Sài Gòn, lúc 17 giờ ngày 26-3-Tân Hợi (dl 21-4-1971), hưởng thọ 71 tuổi.

 

Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959)

Ngài Phạm Công Tắc sanh ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm Canh Dần (dl 21-6-1890) tại làng Bình Lập, bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), nhưng song thân của Ngài quê quán tại làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Thân phụ của Ngài là Ông Phạm Công Thiện và Thân mẫu là Bà La Thị Đường.

Ngày 14/15-3-Bính Dần (dl 25/26-4-1926), Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Công Tắc là Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư được Đức Chí Tôn chỉ định làm cặp Phò loan Phong Thánh, để Đức Chí Tôn và Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch phong thưởng các phẩm Chức sắc lập thành Hội Thánh.

Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên ngày 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp, theo đúng lời của Bát Nương và Lục Nương giáng cơ cho biết trước đó khoảng 9 tháng: Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, giao quyền cho HTĐ cầm số mạng của nhơn sanh.

Đồ lưu Hải ngoại (1941-1946): Đức Phạm Hộ Pháp bị Pháp bắt tại Tòa Thánh ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941). Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946). Thời gian Đức Phạm Hộ Pháp bị đồ lưu hải ngoại là 5 năm 2 tháng 3 ngày (tính theo dương lịch). Đúng 5 năm 2 tháng (nếu tính theo âm lịch).

Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong Cao Miên: Đúng 3 giờ sáng ngày mùng 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), Đức Phạm Hộ Pháp cùng vài vị Chức sắc thân cận, lên xe hơi đi lên Nam Vang theo ngã Gò Dầu. Đức Ngài đến Nam Vang bình yên, sau đó xin Hoàng Thân Sihanouk cho tị nạn tại Cao Miên, và xin ở tại Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.

Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên: Ngày mùng 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), lúc 13 giờ 30 phút, Đức Phạm Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, hưởng thọ 70 tuổi. Thể xác được liệm vào liên đài, nhập Bửu tháp tạm, xây ngay phía sau Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.

 

Tài liệu tham khảo:
Trích từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 


 

 


Khổ Tâm Hành Ðạo của Ðức Cao Thượng Phẩm
và Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu.

 

KHỔ TÂM HÀNH ÐẠO
Nhiều nỗi khổ tâm của Ðức Cao Thượng Phẩm xin kể dưới đây:

Xây Bàn
(Sơ khởi)

 

Thời kỳ Trời đến cứu thế tại Nam phương, năm Ất Sửu (1925).

Ðức Cao Ðài giáng cơ dạy chúng tôi phế đời hành Ðạo. Hai tôi vâng lịnh liền để trọn đức tin nơi Ðức Cao Ðài. Chúng tôi hết lòng hết dạ chỉ để tâm tôn sùng Ðấng Thiêng Liêng là Ðức Chí Tôn, nên hai tôi trọn vâng mạng lịnh phế đời hành Ðạo hồi năm 1926 (liền bỏ sở làm).

Khai Ðạo 14 tháng 10 Bính Dần (18-11-1926), mà chúng tôi hành Ðạo hồi năm Ất Sửu (1925), nghĩa là Ðức Chí Tôn khiến cho ba ông: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh ham mộ xây bàn đặng các Ðấng đến mở Ðạo.

Ông Cao Quỳnh Cư và Nguyễn Thị Hiếu vâng lịnh Chí Tôn phế đời hành Ðạo, bỏ sở làm và tém dẹp đồ đạc nhà cửa về một lượt với Chức Sắc cùng ngày 14-10-Bính Dần (1926).

 

Hiệp Thiên Đài:

Mặt tiền Thánh Thất tạm.

Lúc mới sơ khởi, Đức Cao Thượng Phẩm tạo một ngôi chùa tranh tại đất mới mua là Thánh Địa bây giờ để thỉnh cốt Phật về an vị.

 

Hành Ðạo tại chùa Gò Kén hơn 3 tháng, trả chùa Từ Lâm Tự Gò Kén, nhằm ngày 20-02-Ðinh Mão (23-03-1927). Dọn đồ dời chùa, thỉnh chư Phật về đất mới mua, hành Ðạo được 4 năm.... Bỗng đâu bão tố, đất bằng sóng dậy đưa tới làm khổ tâm chúng tôi hết sức buồn là không thể trở ra đời làm việc nữa, hổ thẹn với anh em làm việc trong sở, vì đã nhứt định phủi hết trần thế, công danh lợi lộc cũng chẳng màng, quyết chí tu hành để làm con tế vật cho Ðức Chí Tôn sai khiến mà thôi.

Nghĩ lại hồi còn rừng rậm sầm uất không ai về, để Ðức Cao Thượng Phẩm chỉ dẫn người Miên phá rừng, đánh gốc, phá chồi, tạo tác Ðền Thánh tạm, nào là Ðông Lang, Tây Lang, Hậu Ðiện, nhà Thiên Phong, nhà ngang dãy dọc, nhà Dưỡng Lão, nhà trường, nhà khách.... tạo đâu đó xong xuôi rồi Ðức Cao Thượng Phẩm bị một trận khảo đảo khá dữ dội là: Có một nhóm người thiếu thương yêu gieo ác cảm hội nhau dưới Thủ Ðức, nước lã khuấy nên hồ, họ đồng lòng về Tòa Thánh đuổi Ðức Cao Thượng Phẩm kỳ 24 giờ ra khỏi Tòa Thánh, nếu không thì cột trong rừng bắn.

Làm Ðạo lúc mới phôi thai rất khổ sở trăm bề, có kẻ nghịch rình mò âm mưu với nhau hợp lại xúi giục gây rối, làm loạn, họ đồng lòng với nhau đuổi hai vợ chồng Thầy Tư (tức Cư và Hiếu).

Buồn cười... tuồng đời lạnh nhạt, thôi, họ dữ quá! Chúng tôi về Thảo Xá Hiền Cung là nơi căn cội của Chí Tôn dạy cất trước, nên Thảo Xá Hiền Cung là gốc.

Thưa quý Ngài, hai tôi bị đại khảo, lớp thì bị người bạc đãi, xua đuổi, lớp bị húng hiếp đủ điều, lớp thì khổ tâm trong gia đình, trong một năm chết ba người yêu mến nhất của đời sống tôi: chồng mất tháng 3, con mất tháng 8, mẹ mất tháng 9 năm Kỷ Tỵ (1929).

Tôi bơ vơ có một mình, khóc thầm tủi lén, nước mắt không ráo, quên ăn bỏ ngủ. Than ôi! Trong lúc tôi lâm nguy nhờ có Anh Cả, Ðức Thượng Ðầu Sư và Chị Lớn Thượng vô ra khuyên lơn tôi. Anh Cả gởi thơ cho Nữ phái các làng kế cận hạt Tây Ninh. Anh Cả dạy Nữ phái tới lui thường thường chuyện vãn với tôi đặng giải khuây trong cơn sầu não, thật không có bút mực nào cạn tỏ cho hết, nhiều nỗi đứt từ đoạn ruột (hồi năm 1929) thật là mạch sầu khó nỗi cản ngăn, tâm chí không toan dằn đặng lụy!!!

Thưa quý Ngài, bởi vì do theo luật của Tạo Hóa, hễ đàn bà liễu yếu đào thơ, phải nương dựa dưới bóng của ông chồng, chi chi cũng nhờ ông chồng, những khi đói rách, lành, muôn việc đều nhờ ông chồng mà thôi.

Trái lại trong gia đình chết hết, bỏ tôi ở lại có một mình, chỉ nương náu với mẹ già như trái muồi chín cây (Bà Nội An).

Tôi cũng phụng sự cho má tôi đến năm 1946 má tôi qui liễu.

 

Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu đang ngồi soạn Thánh Giáo để lập thành quyển Đạo Sử.

 

 

Trích từ: ÐẠO SỬ Quyển I - ÐẠO SỬ XÂY BÀN Năm Ất Sửu (1925)
Biên Soạn: Nữ Đầu Sư Hương Hiếu.◙

 


 

 


Nữ Đầu Sư Hương Thanh (Lâm Ngọc Thanh).

 

 
   

NỮ ĐẦU SƯ HƯƠNG THANH
(1874-1937)

Bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh, thế danh là Lâm Ngọc Thanh, sanh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu là bà Trần Thị Sanh.

Bà Lâm Ngọc Thanh được Đức Chí Tôn độ, nhập môn vào Đạo Cao Đài ngày mùng 6-6-Bính Dần (dl. 16-7-1926).

Trong những ngày Đại Lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm Từ Lâm Tự, ngày 15-10-Bính Dần (dl. 19-11-1926), bà Lâm Ngọc Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh là Hương Thanh.

Trong kỳ Phong Thánh Nữ phái lần thứ I ngày 14-1-Đinh Mão (dl. 15-2-1927), Đức Chí Tôn thăng bà lên phẩm Nữ Phối Sư, cầm đầu Nữ phái.

Ngày mùng 9-3-Kỷ Tỵ (dl. 16-4-1929), bà Hương Thanh được thăng Nữ Chánh Phối Sư, chưởng quản các tín đồ Nữ phái.

Bà qui vị vào ngày mùng 8 tháng 4 năm Đinh Sửu (dl. 17-5-1937) đúng vào ngày Lễ Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại quê nhà ở Vũng Liêm, hưởng thọ 64 tuổi.

Sau khi bà qui vị được 17 ngày, đến ngày 25-4-Đinh Sửu (dl. 3-6-1937), bà được Đức Chí Tôn ân tứ lên phẩm Nữ Đầu Sư, vì bà là người có đại công với Đạo trong buổi sơ khai và là chị cả của Nữ phái, dìu dẫn đàn em Nữ phái.

 

Tài liệu tham khảo:
Trích từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Tiểu sử Nữ Đầu Sư Hương Thanh (Lâm Ngọc Thanh).
Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 

 

 

 

Bài Thài để tế điện Bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh:

 

Đầy giỏ Hoa Lam chất ái tình,
Y theo mặt luật của khuôn linh.
Thử căn linh thể nơi phàm tục,
Mới hưởng hồng ân chốn ngọc đình.
Nam Hải là bờ ao Thất Bửu,
Tây Ninh nền tổ quán Tam Thanh.
Thuyền từ trở lái lìa sông lệ,
Nhớ bạn chơn mây gởi tấc thành.

Trích từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN
Tiểu sử Nữ Đầu Sư Hương Thanh (Lâm Ngọc Thanh).

 

 

 


 

 

Giải Thích Về Lá Cờ Đạo


ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Nhị Thập Tứ Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
-------------------------------------------

GIẢI THÍCH VỀ LÁ CỜ ĐẠO CỦA TÔN GIÁO CAO ĐÀI

 
 

Đạo CAO ĐÀI là một nền Chánh Tông chơn giáo Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ khai sáng nơi nước VIỆT NAM, qui cả ba Đại TÔN GIÁO lớn nhứt Á ĐÔNG, PHẬT GIÁO, TIÊN GIÁO, KHỔNG GIÁO; và dung hợp cả tinh thần cao siêu Thần Giáo của nhơn loại để làm tiêu chuẩn cho tâm lý nhơn sanh. Truyền nhơn nghĩa làm phương cứu cánh, dụng trung hòa định phép hóa dân. Bởi thế lá Cờ Đạo có ba sắc phái và ba thể Cổ Pháp; tượng thể Tam Thanh xuất thế.

Thái Thanh, sắc vàng (Phái Phật) Cổ Pháp BÌNH BÁT DU.

Thượng Thanh, sắc xanh (Phái Tiên) Cổ Pháp PHẤT CHỦ.

Ngọc Thanh, sắc đỏ (Phái Thánh) Cổ Pháp BỘ XUÂN THU.

PHẬT GIÁO: Dùng Bình Bát Du trì bình khất thực, dụng của bố thí để tạo duyên lành, chưởng thiện nghiệp cho nhơn sanh trong thời kỳ lập GIÁO, truyền bá tinh thần bác ái, độ tha.

TIÊN GIÁO: Dùng Phất Chủ tức là chổi tiên, Thánh Giáo có câu: Dùng chổi tiên quét sạch bụi trần, Định huệ tánh lập thành chơn pháp; khử phàm tánh đem về Thiên tánh hợp với yếu pháp Tiên Môn.

NHO GIÁO: Bảo trọng Xuân Thu để làm cương kỷ cho các vị Đế Vương trị đạo, định rõ chánh; biệt phân thiện ác, lập phép tu thân xử thế cho các phẩm nhơn sanh, ấy là phép Nho Gia trị Thế.

Ba CỔ PHÁP là hình ảnh của Thể Pháp và Bí Pháp của Đạo CAO ĐÀI tạo thành một Chánh Giáo độ tận Vạn Linh trên đường nhập thế và xuất thế, trong buổi Tam Giáo qui tông Hạ Ngươn tái tạo.

THIÊN NHÃN ngự ư trung tức là Thiên khai hoàng Đạo.

Làm tại Tòa Thánh, ngày 09 tháng 11 năm Mậu Tý
(Le 09 Décembre 1948)

Kính Ngài Bảo Thế
Có một đôi chỗ hỏi về lá cờ Đạo, phần nhiều chưa rõ cái chơn lý của nó.
Nhờ Ngài xem giùm lời giải thích trên đây, có điều sơ sót, xin dạy thêm được cho trong Đạo hiểu rõ.

Ngày 13-11-Mậu Tý
Thượng Thống Lễ Viện
Phối Sư
Ấn ký
Thượng Sáng Thanh

Giải trúng rồi đó
Hộ Pháp
(Ấn ký)

Giao hồi cho Ngài Thượng Thống Lễ Viện nội chánh để hồ sơ.

16-11-Mậu Tý
 Bảo Thế Ấn ký

 

Sao y bản chánh
Thánh Thất N.S.W. (Australia), ngày 25-12 Bính Tuất (dl.12-02-2007)
Hiền Tài Nguyễn Thành Nghiệp

Hiệu đính theo chánh tả hiện hành: Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản tháng 4 năm 1970.◙

 

 


 

 

Chơn Thần & Tam Bửu: Tinh-Khí-Thần.


 

Chơn Thần là gì?

Là nhị xác thân (périsprit), là xác thân thiêng liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.

Cái Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất diệt. Bậc chơn tu khi còn xác phàm nơi mình, như đắc đạo, có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du Thiên ngoại. Cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thầy.

Tham Khảo: TNHT Q.1 / bài 02. Thánh giáo dạy về việc thủ cơ chấp bút.
3 Janvier 1926 [Việt ngữ-01-1926 (âl.19-11-Ất Sửu)].

 

Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Ðạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, duy Thầy cho "Thần" hiệp "Tinh-Khí" đặng hiệp đủ "Tam Bửu" là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

Các con nhớ nói vì cớ nào thờ Con Mắt Thầy cho chư đạo hữu nghe.

... Phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, từ ngày bị bế Ðạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên Ðình mỗi phen đánh tản Thần không cho hiệp cùng Tinh Khí.

Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Ðạo. Con hiểu "Thần cư tại Nhãn". Bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Ðạo, hằng nhớ đến danh Thầy.

Tham Khảo: TNHT Q.1 / bài 05. Thánh giáo dạy cách lễ bái và thờ Thiên Nhãn.
25 Février 1926 [Việt ngữ-25-02-1926 (âl. 13-01-Bính Dần)].

 

Thầy cắt nghĩa:

Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.

Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành.

Nó nhẹ nhàng hơn không khí.

Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh-Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.

Còn có Thần không có Tinh-Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân.

Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng.

Nó vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong Khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.

Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật, mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.

Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết.

Tham Khảo: TNHT Q.1 / bài 20. Thánh giáo dạy thọ truyền bửu pháp và luyện đạo.
Ngọc Ðàn (Cần Giuộc). Samedi, 17 Juillet 1926. 8 tháng sáu Bính Dần.

 

Trích từ THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.◙

 


 

 


Cơ Khảo Thí

Có trường thi “công quả” tất có “khảo thí” theo phép công bình Thiên Đạo. Phàm muốn đoạt thủ ngôi vị phẩm nơi trường thi ấy, người hành Đạo phải có công lao xứng đáng và phẩm hạnh hoàn toàn. Chịu thử thách mà không sa ngã, mới đáng đăng tên vào Tiên tịch. Vì lẽ công bình, Đức Chí Tôn buộc phải để cho Ma Vương cám dỗ. Kẻ nào kém đạo hạnh phải sa vào cạm bẫy.

Thường thường chánh tà tương khắc. Hễ Đạo khai thì tà khởi, Đạo không ma khảo, Đạo khó thành. Ma không Đạo khai, ma không được dịp mở cơ thạnh vượng.

Ma khảo có nhiều cách, đại khái như:

1.- Mạo danh Tiên Phật, đòi ban huyền diệu, cốt mê hoặc người phải xa chánh Đạo.
2.- Dục người thấy sắc đẹp mê sa, thấy tài vật ham muốn.
3.- Hóa việc lạ lùng quái gở cho người bỏ dở công phu.
4- Chiều theo sở dục con người mà cám dỗ, tức là đánh ngay chỗ yếu của người.
5.- Bày bố những khó khăn gay cấn cho người thối chí ngã lòng.

Đức Chí Tôn đã cho biết trước:

“... ... ..., chung quanh các con, dầu xa, dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp; chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con. Ấy vậy rán gìn giữ bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy.

Nghe và rán tuân theo.”

Đường đã trải qua, chúng ta thấy rõ tu hành gặp không biết bao trở lực. Nào là người hữu ý hay vô tình kích bác, cho đến bà con cật ruột cùng bạn thân yêu buổi trước, mà nay thấy chúng ta tu hành, họ cũng đem lòng nhạo báng. Nào là gây điều khó dễ, mong phá hoại việc tu.

Trong khi lập công bồi đức, chúng ta lại gặp nhiều nghịch cảnh tiền tài thốn thiếu, tật bịnh triền miên hoặc những nỗi bất bình những điều thống khổ dễ khiến chúng ta ngã lòng thối bước, nếu không nhẫn nại và vững đức tin.

Những chướng ngại trên đây là sự trạng của Cơ Nghịch Khảo.

Lại cũng có khi chúng ta sa ngã vì sắc đẹp, vì danh vọng, vì lợi quyền là những cạm bẫy để quyến rũ con người vào đường tội lỗi mà thất Đạo.

Đó là Cơ Thuận Khảo.

Tóm lại, Cơ Đạo có nghịch khảo và thuận khảo là hai phương pháp tôi luyện lòng người tu hành cho ra cao thượng. Vàng không trui lửa, ai biết vàng cao? Ngọc chẳng giùi mài ai hay ngọc quý?

Chúng ta tin chắc rằng mỗi lần bị khảo mà không ngã là mỗi lần chúng ta được lên được một nấc thang tấn hóa đó.

Vậy người tu hành phải chịu luật khảo thí và phải kiên tâm trì chí lướt qua mọi thử thách, tự tin và bền chí là bí quyết thành công.

 

Trích từ Đại Đạo Học Đường tài liệu Huấn luyện Chức sắc phẩm Giáo Hữu khóa Mậu Tuất 1958.◙

 


 

 


 

Chư Hiền thân kính,

 

Sinh hoạt Đạo, từng giây, từng phút diễn biến liên tục, vô thường. Mỗi chúng ta, ai đã ưu tư cho Đạo sự, không thể làm ngơ cho chính Tâm mình, vì Tâm là Đạo và ngược lại Đạo là Tâm. Dẫu nghĩ vậy, nhưng người ghi mấy giòng trình thuật nầy chỉ sơ lược vài nét còn nhớ được trong ký ức hoặc qua báo cáo của vi bằng các phiên họp hàng tháng, như sau:

 

ĐẠO SỰ TẠI CHÂU ĐẠO NSW:

 

• VĂN PHÒNG TỘC ĐẠO SYDNEY:

Văn phòng Tộc Đạo đặt tại Thánh Thất NSW nhận tin và các Văn Thư đến qua bưu điện và phần lớn qua điện thư. Theo đó, việc theo dõi các sinh hoạt Đạo Sự về phương diện hành chánh Sở tại hoặc các Tiểu Bang trong, ngoài nước Úc là phương tiện đơn giản nhứt, cần được duy trì trong việc liên giao hành đạo:

- Tộc Đạo đã nhận các e-mail và thiệp chúc Tết 2019 và Kỷ Hợi từ các Cơ Sở Đạo trong quốc nội và hải ngoại.

- Nhận thư mời của Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, mời tham dự khai mạc Hội Chợ Tết Kỷ Hợi ngày 09-02-2019. Nhị vị Q. Đầu Tộc Đạo và Chức Việc Hương Đạo Bankstown tham dự.

- Thư mời của HWPL (Heavenly Culture, World Peace and Restoration of Light) mời các tôn giáo dự buổi tọa đàm về Hòa Bình Thế Giới và Chấm dứt chiến tranh. Thiệp mời HT Nguyễn Chánh Giáo, HT Nguyễn Thành Nghiệp, Nữ Q.ĐTĐ Lê Thị Hồng Ngọc và TS Nguyễn Đức Nhân cùng ĐH Võ Lê Tố Hà tham dự.

- Thư mời dự ngày United Nation Day of Vesak tại Trụ sở Quốc Hội NSW của Tổng Hội Phật Giáo Úc Châu. Nhị vị HT Giáo, President và HT Nghiệp, Head of NSW CaoDai Parish tham dự.

- Nhận thư mời của Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW, mời tham dự Lễ Giổ Tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Hận 30-04 (thắp nến cầu nguyện).

- Nhận Tâm Thư của CAO DAI FOUNDATION vùng Hoa Thinh Đốn Hoa Kỳ kêu gọi yểm trợ tài chánh để trả xong 110,000/280,000 USD mới được tiến hành sử dụng làm chỗ thờ.

- Theo thông lệ hàng năm, Tộc Đạo Sydney chia sẻ với quý Chức Sắc cao niên, già yếu và đồng đạo bên quê nhà và Tổ Đình TTTN chút quà mọn, nhân dịp Tết Kỷ Hợi năm nay.

 

• VỀ LỄ VỤ:

Các Lễ, Vía, Lễ Thượng Thánh Tượng, Tắm Thánh, Cầu nguyện Lễ Thành Hôn, Cầu bịnh, Tang lễ, Cúng tế, Cầu siêu, Lễ Hạ Tro Cốt tại Nghĩa Trang... từ sau Tết Kỷ Hợi được thực hiện liên tục một cách nghiêm trang, theo đúng quy cách qua Kinh điển và tài liệu do Hội Thánh ban hành trước năm 1975, dù phải uyển chuyển "tùy thời sử trung bảo tồn đại nghiệp", trong khi cơ Đạo hải ngoại đang trong tình trạng thiếu thốn nhân sự. Được một điều, các ban bộ nhạc, lễ, đồng nhi hiến lễ với lòng chân thành, theo khả năng sẵn có, dẫu không chuyên.

Trong mấy tháng đầu năm nay, Tộc Đạo mất đi hai bạn đồng môn: C.CTS Nguyễn Văn Ước và ĐH Lý Tú Quang. Trong khi qua kêu gọi của Tộc Đạo, Tân Đạo Hữu Lý Jenny (Trưởng nữ của ĐH Quang) xin Nhập môn cầu Đạo và một số tân Chức Việc như hai vị Thông Sự Trần Ngọc Thủy và Lương Mai Hạnh hăng hái tình nguyện tham gia vào Hành Chánh Đạo để lập Công bồi Đức.

 

• VỀ CÔNG VỤ VÀ TỔNG VỆ SINH :

Thánh Thất NSW xây dựng gần 28 năm, việc bảo trì luôn là nhu cầu cấp thiết cần đáp ứng. ĐH Đinh Võ Công Thành và TS Nguyễn Đức Nhân thực hiện cầu thang gỗ và thay sàn gỗ trên Lôi Âm Cổ Đài và Bạch Ngọc Chung Đài một cách chắc chắn, bóng láng và đẹp đẽ như mong muốn của toàn đạo từ lâu. Tiếp theo, PTS Bùi Công Nhuần và ĐH Lý Minh Thuần tình nguyện đến hiến cả công lẫn của sửa chữa phần gạch nứt dưới dạ cầu thang chính, tầng trệt, trước Phòng Thờ Cửu Huyền, và luôn tiện sửa luôn các chỗ gạch nứt, bể bên ngoài mặt tiền Thánh Thất. Dự định tới đây, TS Nhân và ĐH Thành cùng các Chức Việc sẽ tiếp tục sửa chữa trần nhà mái che thêm phía sau Thánh Thất cho đủ mát, hầu tiện việc chưng hoa quả hoặc sử dụng cho các nhu cầu khác sau nầy.

Ngoài việc làm vệ sinh hàng ngày, công tác tổng vệ sinh mừng Tết cả trong lẫn ngoài không thể thiếu.

- Trong Bửu Điện: Lau vách tường, trần nhà, Thánh tượng, Long Vị, Thiên Bàn Bát Quái, Dĩa Ly Tách Chun Nhạo, Bình bông, Chùi lư, chân đèn, bát bửu các loại, Giặt màn, tàn, lộng. Lau sàn nhà, hút bụi thảm, Lau cửa kính toàn bộ...

- Quanh Thánh Thất: Carpark và chung quanh Thánh Thất, cắt cỏ, tỉa cây cành, thông cống rảnh và rác, lá...

- Làm cây mai vàng cho đồng đạo thỉnh lộc đầu năm, treo cờ, biểu ngữ (banderole), chuẩn bị lá phướn Thượng Nguơn để cung kính hành Lễ Thượng Phướn trước giờ cúng Giao Thừa.

- Ngoài ra, trong dịp trước Tết, đồng đạo đã mang đến hỉ hiến các chậu vạn thọ, nở ngày, cây kiểng làm đẹp cho Ngôi Nhà Chung. Đồng thời hoa quả và thực phẩm hiến cúng Ông Bà trong ba ngày Tết.

 

• CÁC SINH HOẠT KHÁC:

- Lớp đàn tranh: Cô Nga phụ trách lớp đàn tranh, mỗi thứ bảy, từ 10 giờ đến 12giờ trưa, tại Thánh Thất. Các học viên rất thích học, có tiến bộ nên đã nhờ người nhà bên Việt Nam mua đàn gửi sang. Thu nhận học viên, không kể hạng tuổi. Liên lạc với Tộc Đạo để biết thêm chi tiết.

- Sống khoẻ với Vovinam: Các Thanh, Thiếu niên Cao Đài đã tham gia Lớp Vovinam một cách tích cực do VS Samuel Nguyễn hướng dẫn, mỗi tuần 2 buổi chiều. Đã trình diễn võ thuật trong các sinh hoạt Cộng Đồng. Các cháu tập múa lân để trình diễn trong Lễ Trung Thu. Hy vọng các bạn trẻ tiếp tục gây phong trào 'Sống khoẻ" để đáp ứng phương châm "Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện" (Une âme saine dans un corps sain).

- Picnic: Dầu bận bịu với công việc, nhưng các bạn trẻ Thanh, Thiếu Niên Cao Đài, cũng là phụ huynh của các cháu, không quên tổ chức picnic nhằm mục đích: tạo điều kiện cho mọi người thư giản, vui chơi, tâm tình, gây thân thiện, cởi mở, hòa hợp yêu thương trong tình đồng đạo, cởi bỏ tâm trạng "độc thiện kỳ thân". Buổi picnic vừa qua tại Kurnell Captain Cook's Landing Place thiếu vắng một số vị cao niên và các bạn trẻ như lần trước, nhưng các trò chơi mới lạ có thưởng của bạn Vũ Tuyền, Điệp Hạnh, Uyên Huyền Thùy, Đức Nhân v.v... và mục "trao Giấy Khen Kết Quả HSC-2018" cho các học sinh Tốt Nghiệp Trung Học cũng đã làm sống cho buổi sinh hoạt, cộng với rất nhiều món ăn đặc sắc, hợp khẩu vị, do nhiều bạn trẻ phân công trước, để khỏi trùng hợp.

- Chương Trình Giáo Lý Cao Đài Online-2019: Tộc Đạo đã nhận Tâm Thư của HT Nguyễn Trung Đạo và Nhóm Sáng Lập Chương Trình GLCĐ Online mời đồng đạo tham gia chương trình qua mạng www.caodaigiaoly.net . Thiển nghĩ, mọi Tín đồ Cao Đài cần tìm hiểu Giáo lý Đạo Cao Đài, nhứt là đối tượng Chức Việc đương nhiệm hoặc chuẩn bị dấn thân vào đường lập công bồi đức, nên tham gia nghiên cứu học hỏi và chính thức thảo luận trực tiếp với Ban Phụ Trách Chương Trình (BPTCT), hầu có cơ sở xác định khả năng và trình độ hiểu biết Giáo Lý Cao Đài của mình. Dĩ nhiên, BPTCT căn cứ trên tài liệu Kinh điển do Hội Thánh ĐĐTKPĐ kiểm duyệt và phát hành để làm thước đo.

 

ĐẠO SỰ TẠI HƯƠNG ĐẠO ADELAIDE:

Xin ghi đơn giản vài nét trong chuyến độc hành đến Adelaide thăm viếng các bạn đạo thân thương mà chân tình. Tôi (thay vì dùng từ "chúng tôi" cho lịch sự hơn) khởi hành từ Thánh Thất NSW lúc 6 giờ sáng ngày thứ ba, 07-05-2019. Huynh Giáo dù cao tuổi, bận bịu với công việc chuẩn bị xây cổng Điện Thờ Phật Mẫu, nhưng đã sẵn sàng "con thiết mã" đưa tôi ra phi trường Kingsford Smith Airport (Mascot) với lời dặn dò: "Ráng giử sức khoẻ, thời tiết Adelaide lạnh hơn Sydney". Tôi kéo cái va-li nhỏ và thêm thùng kinh, sách khá nặng, nên phải gửi hành lý lúc check in.

Thông Sự trẻ Khanh Phạm, đi làm trễ buổi sáng, thu xếp thời giờ ra phi trường Adelaide đón tôi, đưa về nhà Hiền Tỷ Cựu CTS Nguyễn Kim Phụng. Đây là ngôi tư gia có Thiên Bàn thờ Đức Chí Tôn và là nơi mà khoảng trên dưới 20 tín dồ Cao Đài được HT Phụng ưu ái nhường chỗ tập trung cúng kính và sinh hoạt từ trên 10 năm, để lần hồi tạo ngôi thờ tự chung cho Đạo. Năm nay HT đã quá đại thọ, mà không hề xao lãng thường hành kinh kệ và giáo hóa nhơn sanh. Do tấm gương hạnh đức đó, đồng đạo nơi nầy ai cũng kính trọng.

Nhắc lại thời gian trước đây, nhân chuyến thăm viếng đồng đạo Adelaide của Nam Nữ Q. ĐTĐ Sydney và một số Chức Việc cùng Đạo Hữu đã đề nghị lập Bàn Trị Sự sở tại, để có điều kiện phổ thông nền Chơn Đạo Cao Đài rộng rải và chính thức hơn. Sau khi phái đoàn Sydney trở về, quý Huynh, Đệ, Tỷ, Muội nơi nầy đáp ứng ngay. Bàn Trị Sự Adelaide được công cử chính thức với 6 Chức Việc: 3 Nam, 3 Nữ cộng với Tứ Vu (Lễ, Hộ, Lương, Công và Từ Hàn). Đáp ứng lời mời, Nam Nữ Q. ĐTĐ cùng 3 Đạo Hữu lại trở xuống Adelaide, mang theo Thánh Tượng Thiên Nhãn, đã được cầu nguyện xin Đức Chí Tôn trấn Thần tại Thánh Thất NSW để thực hiện Lễ Thượng Tượng tại tư gia của Hiền Huynh Lê Văn Sáng, số 68 Nemesis Court, Buckland Park, South Australia 5112 và tiến hành Lễ Minh Thệ nhậm chức. Đồng thời, cũng nhân dịp nầy Tân Đạo Hữu Nguyễn Văn Hùng (bạn đời của ĐH Trần Kim Hằng) cũng xin Minh Thệ Nhập Môn luôn.

Hiện nay, BTS Adelaide đang ráo riết thực hiện nơi thờ phượng, một cách khiêm tốn, trong trang trại của Đạo Hữu Nguyễn Văn Hùng và Trần Kim Hằng. Hy vọng BTHH tới, chúng tôi sẽ tường thuật chi tiết hơn, hầu kính mong đồng đạo xa gần chia sẻ và trợ duyên trên bước đường lập Công bồi Đức.

Xin cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng ban bố cho chư Thiện Tín thân tâm thường lạc.

 

Thanh Nguyên

 

 


 

 


         
 

LỄ KỶ NIỆM ĐỨC HỘ PHÁP
Cảm tác

   
 

 

Nhớ ân xây dựng Đạo Cao Đài,
Kỷ niệm linh đình buổi lễ nay.
Muôn một đáp đền công giáo hóa,
Ngàn năm triêm ngưỡng đức hoằng khai.
Cửu Trùng lớn nhỏ lòng ghi đậm,
Phước Thiện nữ nam dạ chẳng phai.
Đời, Đạo đôi bên đồng mến tiếc,
Thành tâm hiến lễ chạnh ai hoài.

 
 

Phối Sư THÁI ĐẾN THANH
(10-04-Giáp Thìn / dl. 21-05-1964)

   
         
   

Thi

   
   

 

HỘ PHÁP Thiên Tôn giáng cõi trần,
Khắp cùng nhơn loại bủa hồng ân.
Nhị đài chưởng quản huyền cơ định,
Tam giáo qui nguyên cổ luật phân.
Bắt gió nắn hình ơn vĩ đại,
Dìu đường chỉ lối nghĩa đồng thân.
Nguy nga lộng lẫy nơi Tòa Thánh,
Công đức lưu truyền mãi thế nhân.

   

Thừa Sử NGUYỄN THÀNH TẤT
(T.T. 12-02-Giáp Dần / dl. 05-03-1974)

 
 

[Trích Thông Tin số 97. Phát hành ngày 10-04-Giáp Dần.]

         
 

TỰ NHỦ

   
 

 

Ngày Hè nắng ấm còn đâu nữa,
Thấp thoáng dáng Thu ở cuối vườn.
Gần lắm màu sầu Đông lại đến,
Lá vàng trước ngỏ ngở Xuân thương.
Đời người gió thoảng qua nhanh lắm!
Bốn tiết đi qua mỗi chặng đường.
Bạn Đạo hãy mau tu kẻo trễ,
Thời gian nhặt thúc bóng soi gương.

 
 

Đức Nhân
27-April-2019

   
         
   

ĐƯỜNG ĐỜI BỂ KHỔ

 
   

 

Bể khổ tràn ngập trần gian,
Làm sao nhẹ nhõm, xua tan ưu phiền.
Đẩy lui danh vọng kim tiền,
Cho tâm an lạc, giữa miền gió sương.
Khẩn xin Thầy Mẹ chỉ đường, (1)
Gánh sầu người bỏ, biết nhường nhịn nhau.
Cuộc đời tươi thắm sắc màu,
Cho tâm trải rộng, khổ đau chẳng còn.

   

Mộc Lan
06-05-2019

 
   

(1) Thầy Mẹ: Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu.

 

         
 

ĐƯỜNG TRẦN GIÓ XUÂN

   
 

 

Đường của tôi đi nghiệp bút nghiên,
Trôi theo dòng sử nợ trần duyên.
Gánh đời mong trả vuông tròn phận,
Bước Đạo ước xây xã hội Hiền.
Trong nét suy tư, dòng chuyển kiếp,
Văn phong ý thật, nỗi niềm riêng.
Màu sồng rừng thẳm Chơn Tâm ngộ,
Đến cõi Hằng Sanh hiểu diệu huyền.

 

Đường của tôi đi trong gió Xuân,
Thiên nhiên là bạn một trời Xuân.
Học nơi cây cỏ màu chơn thật,
Tánh Đất hiền lương mát bước trần.
Vạn vật giác linh theo khối Đức,
Bởi nguồn Đạo cả chẳng chia phân.
Sóng đời bể khổ chiều Xuân lặn,
Hiền Đức là công chử dạ gần.

 
 

Thảo xá cuối Xuân tĩnh mịch,
ngày 30-11-2017

Ái Nhân

   
         

 


 

 

NHỚ ƠN TÔN SƯ ĐỨC HỘ PHÁP

Mộc Lan

 

Khi con được sinh ra trên cõi đời này, dần dần biết nghe, biết nói, biết cảm nhận Trời Đất.

Đất thì con đã thấy rồi.

Trời thì chưa thấy, cho nên lúc ban đầu niềm tin của con mù mờ và đặt nhiều câu hỏi...

Thượng Đế là ai?

Đang ở đâu?

Tại sao Đạo Cao Đài Tôn thờ Thượng Đế?

Và con bắt đầu gánh vác hành trang, đó là thời gian đi tìm người khai Pháp lập Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, mới biết Tôn Sư Đức Hộ Pháp.

Kể từ đó con hay tìm đọc những trang Đạo Sử của Ngài. Những công đức, những hi sinh cho Đất Nước cho nền Đạo và lời vàng ý ngọc trong từng bài Thi giáo hóa cho Nhơn Sanh.

Tuy con chưa từng thấy Ông Trời (Thượng Đế).

Con cũng chưa từng thấy Mẹ Vạn Linh (Đức Phật Mẫu Diêu Trì Cung) nhưng trong tâm con có niềm tin với các Đấng ấy từ Ngài.

Ngài là ánh sáng Huệ Quang dẫn lối cho con đi ở cõi thế này qua các bài Thi và lời nói của Ngài.

Lời Ngài dạy ngày 14 tháng giêng Đinh Hợi 1947.

    AI ĐÃ CỐ OÁN KẺ THÙ CỦA MÌNH THÌ KHÓ GIỮ THANH TÂM CÔNG CHÁNH CHO ĐẶNG.

    AI CHẲNG OÁN HẬN MỚI THẮNG ĐẶNG KẺ THÙ NGHỊCH CÙNG MÌNH.

    SỰ CỪU HẬN LÀ KHỐI THẢM KHỔ ĐỆ NHỨT CỦA NHƠN SANH NÊN NGƯỜI HIỀN THÌ KHÔNG BIẾT ĐẾN HAY LÀ TỪ BỎ CỪU HẬN OÁN GHÉT.

    THẮNG ĐẶNG KHÍ NỘ MÌNH, THÌ KHÔNG CHỌC AI GIẬN DỮ.

    (Phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ ba Đại Đạo).

Hồi xưa ở Trí Huệ Cung xã Trường Hòa, Huyện Phú Khương.

Nay là Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.

Có một người hay nói chuyện về Đạo hoặc bất cứ chuyện gì trong đời sống, luôn xem thường người khác và hay nhìn cái sai rồi nguyền rủa không ngớt, trong lúc đó Đức Hộ Pháp Ngài đứng phía sau và lên tiếng nói đại ý rằng:

    "Qua nói cho mấy em hiểu.

    Nếu thấy người ta làm sai, nên góp ý cho người ta sửa đổi, không nên quyền rủa hoặc oán ghét.

    Vì khi mấy em giận, nguyền rủa người ta cho đã miệng, cái đó vô tình mình chia sẻ bớt tội lỗi cho người ta, còn nếu nói nhiều thêm một chút nữa, nguời ta sẽ trắng tội còn mình thì lãnh trọn.

    Mình làm mình chịu đã đành, còn người ta làm sai không cần mình chia bớt tội mà mình tự động đưa lưng gánh vác, có phải mình dại dột không?

    Qua nói cho mấy em để ý người nào bị mấy em chửi rủa nhiều chừng nào thì cuộc đời của họ càng vững đó.

    Mấy em ráng mà giữ miệng."

Ngài không những dạy cho Nhơn Sanh cách sống hòa bình, mà Ngài còn là tấm gương phụng sự và nhận lãnh trách nhiệm với đất nước dân tộc và đồng đạo, chịu tù đày để cứu độ Nhơn Sanh.

Hậu bối chúng con rất tôn kính Ngài.

Cầu xin Đức Tôn Sư Phạm Hộ Pháp ban hồng ân cho cả Nhân loại.

Chúng sanh đồng hưởng nhiều ân phước,
Thức tỉnh tu hành kịp kỷ nguyên.

Nhân ngày Lễ sinh nhật Đức Phạm Hộ Pháp

Ngày mùng 5 tháng 5 năm Kỷ Hợi
(DL. 07-06-2019)

Mộc Lan
Cẩn bái Tôn Sư

 

 

 


 

 

Picnic at Kamay Botany Bay
National Park

in 28 April 2019


Đức Nhân

 

It was such a lovely day with crispy cool air and aqua blue sky, warming up decidedly as the Sun sending down its greetingly warm rays. The grass was still drenched with the dew formed overnight when I arrived at Kamay Botany Bay National Park. The gleaming water of the bay could be seen through the many large trees scattered around the park. When I started getting the folding table and chairs out of the car, other members also arrived. Some of them gave me a hand with the watermelon, water and eski. We chose a very nice spot underneath a large tree, away from the crowd, which also had a set of wooden table and benches. We then laid out all the food, deserts and drinks on the table. There were so much and so many varieties as well: vegetarian buns and bread rolls, sticky rice, salads, flavoured jelly, snacks...When everyone had arrived, we all had something to eat and the activities followed soon afterwards. In order to get everyone warmed up, we played one of our favorite game "Escaping bird". The cages were formed by two people joining hands, with a third person inside the cage as the bird. There was also a person standing at the center of the circle formed by all the cages, the strayed bird needing a cage. At the count of three, all the birds had to leave their cages and try to find an empty cage as quickly as they can. The person who could not get into a cage would become the next "lost bird" and be subjected to a "punishment" decided by the whole group. Anh Diep unfortunately had to "enjoy" some of these despite always protesting first. After this game, the whole group was addressed by Huynh Nghiep with a short greeting speech.

   
 
   

Quite a few other games followed, led by other members of the group, which provided so much fun to everyone. The two games that stood out were led by Vu and Tuyen who also had the generosity of providing monetary reward of $100 to the winning team of each game. The first one was marble count guessing where the group was divided into four teams of five people who had to guess the number of marbles in a jar. This game was won by the youngest team comprised of Bao, Vy, Thuan, Nam, Minh. The second game was even more fun where the teams had to transport marbles one by one in a plastic spoon and placing them into a plastic cup, and the team who managed to place the most marbles into the cup would win. Again, it was the same youngest team who won this game. They all ran so fast and still managed to keep the marble in their little spoons. Another $100 was awarded to them.

We then had a lunch break to enjoy a variety of yummy food, and everyone had a chance to catch up with each other. After lunch, we had a little "ceremony" to hand out commemorative certificates and gift vouchers to nine participants of last year HSC, to congratulate and acknowledge the laborious efforts that they had put in for the exam.

   
 
   

Then the activities resumed with the game "Steal the flag", where the group was divided into two teams of nine people. One team had to try to "steal" a hat, placed in the middle, from the other team without being caught. At any one time, there were anywhere from two up to eighteen people gathering around the hat and the scene could get very chaotically funny. It was great to see everyone really get involved in the game and drew so much fun from it. Bao outran his dad, Thuan tackled instead of blocking and got disqualified for that, ...The game finished with a score of 17-15 to team one.

Everyone then had a break for afternoon tea and more chatting. After that, we had our free time. Some of us took a walk along the bay, just savouring the glorious autumn afternoon, embellished by those golden rays of the setting sun . When we got back from the walk , those remaining already started to pack up. We joined in and also walked around the area to pick up all the rubbish before saying goodbye to each other.

The picnic, even without the participation of some fellow adepts, was really enjoyed by all who attended. It had left another warm memory with us where everyone got together and shared our food, our stories and our hearty laughters. This would have certainly helped strengthen our religious bond/fraternity with one another, and contribute towards the building of a firm foundation for further growth of our religion here in Sydney. May God bless us all with strength and conviction in our endeavour to continue in the steps of our former and current Caodai leaders.

Đức Nhân

 

 


 

 

TÂM THỨC TĨNH LẶNG

Mộc Lan

 

Có người hỏi Mộc Lan.

Con đường Bão tố và con đường Tĩnh lặng cách xa nhau không?

Mộc Lan lắc đầu xin được thưa rằng:

Không xa lắm! Vì khoảng cách của con đường bão tố và tĩnh lặng không đo đếm bằng bước chân, không tính toán bằng ngày tháng năm, mà tính bằng một lần đủ can đảm để mở tay ra đặt xuống những tổn thương, buồn phiền oán hận, ganh ghét, đố kỵ, đã cất giữ trong tâm thức của mỗi con người và cũng chỉ tính bằng một cái quay đầu thật dứt khoát với những phù phiếm nơi cõi thế này.

Hai con đường cách nhau bằng một cái quay đầu, bão tố ở đó và tĩnh lặng bình yên cũng ở ngay đó mà thôi.

Thân còn lưu lạc cõi trần,
Là nơi dạo gót một lần tử sanh.
Cái tên sao gọi mong manh,
Mà nghe nhè nhẹ như mành chỉ tơ.
Tơ lòng người cột bến đời,
Do Tâm không mở Trí mờ chẳng thông.
Thương người sống với tấm lòng,
Cho tình nhân loại thong dong nhẹ nhàng.

Mộc Lan
16-05-2019

 

 

CHÙA CON Ở ĐÂU?

Thầy hỏi?

Chùa con ở đâu?

Thưa Thầy!

Chùa con không cột, không kèo,

Không lợp mái ngói, không treo chuông đồng.

Bên trong đèn nến cũng không,

Không hoa, không quả, cũng không hương nồng.

Chùa con chỉ một số không,

Chùa trong Trí Huệ, Tâm đồng cảnh Thiên.

Noi gương chư Phật Thánh Hiền,

Cố công Tu luyện, quy nguyên cội nguồn.

Mộc Lan
03-05-2019

 

 


 

 

ĐƯỜNG VỀ TRÍ HUỆ
                          BƯỚC CHÂN THẦY

Ái Nhân

 

HOÀI CẢM ÂN SƯ

Thuyền tình gởi mảnh hiếu Tâm,
Đến nơi cõi Thọ ân thâm nghĩa Thầy...

Ân Đức Thầy ban khắp chúng sinh,
Bao nhiêu bước Đạo bấy nhiêu tình.
Cửa Tu những gặt mùa nhân ái,
Bến giác lần về cội Chí Linh.
Hạt giống Thương Yêu, mầm Chí Thánh,
Từ Bi Phật tánh, Đạo xây hình.
Vần thơ cánh Hạc dâng hương nguyện,
Quyện đến non Thần chứng giám minh.

Thảo Vân miền Úc Quốc.
Ngày 15 tháng 10 năm Bính Tuất. DL. 05-12-2006
Ái Nhân

 

Xin mượn bài Thơ ở thuở xa xưa gần mười ba năm trước viết vào Rằm tháng Mười năm Bính Tuất (2006), để nói lên tấm lòng thương kính về Đức Tôn Sư HỘ PHÁP nhân Ngày Đại Lễ Sinh Nhật của THẦY.

Là những suy tư, những nỗi lòng giao cảm của người khách trần. Khi trầm tư nghĩ về những điều mà Thầy muốn truyền đạt trong Ý Đạo Chơn Thật cho những thế hệ về sau sống theo sự Chơn Thật, khi đến ngưỡng cửa TU CHƠN hiệp cùng quyền năng Chí Linh của Đức Chí Tôn.

Bài viết không đi về hướng nghiên cứu khảo luận, khi nói về một Đấng trọn lành đã hy sinh cả kiếp sanh của mình cho Đạo lẫn Đời. Bài viết theo dòng điễn quang giao cảm giữa Trời Đất Thiên nhiên và Vạn vật, viết bằng Tâm trong khối tình hằng kính trọng vị Tôn Sư trong nền Đạo.

Đạo Học vốn mênh mông không bờ bến. Mà người viết như một người tối om đi giữa trời đêm, mò mẫm từng bước trên con đường tầm Đạo.

Bể học mênh mông đó! Đi tìm nguồn Đạo từ đâu để trở lại cái thuở ban đầu của Đấng Chí Linh Hằng Sống. Đi tìm Hồn Đạo trong ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ vốn không phải là cơ sở để Tâm truyền Tâm và sang Tâm một cách thung dung được.

Ngôn ngữ rất giới hạn trong cách nghĩ phân chia hai nẻo giả chơn, mà nẻo về của Ý trong lý Đạo vốn bị giới hạn trong cái nhìn nhị nguyên phàm tánh.

Nhà TU phải đi từ đâu và tìm ở đâu để nhận ra nguồn Đạo mà đi trở về đầu nguồn muôn thuở.

Đi từ trong ngôn ngữ chỉ là sự vay mượn, trong cách nhìn ra bể học của cái Đạo vốn vô hình vô tướng.

Vậy ngôn ngữ với người Hành Giả như cái vỏ bọc bên ngoài, như chiếc thuyền sang sông. Khi tới bến bờ rồi thì hãy quăng bỏ nó. Vì ngôn ngữ vốn rất nặng của Trí, khi đem Trí trên vai của người Hành Giả nếu ôm lấy nó mãi không buông thì là nguy vậy!

Đã quăng bỏ thì đừng nuối tiếc. Quăng ung dung như vết bụi trần trả lại cho dòng đời sanh diệt.

Đó là phần dẫn nhập của câu chuyện “ĐƯỜNG VỀ TRÍ HUỆ BƯỚC CHÂN THẦY”.

Xin mời lữ khách quán trần nghe bằng Tâm, rồi trải lòng về một góc nhỏ bình an của lòng mình, mà quên đi chuyện đời dâu bể của cõi trăm năm trong ngôn ngữ phù du giả cảnh.

Chuyện kể rằng:

Mỗi năm vào ngày Mùng năm tháng Năm là Ngày Đại Lễ Sanh Nhựt Đức Hộ Pháp trong nền Đạo Cao Đài. Ngài là vị Tôn Sư hằng kính trọng của người Tín Đồ Cao Đài.

Người viết không nhắc lại công nghiệp vĩ đại của Ngài để lại cho hậu thế. Vì Đạo Sử đã viết nhiều về phần Tiểu Sử và công nghiệp của Đức Tôn Sư.

Người viết muốn nhìn về một hướng đi khác, không phải là mới trong cách nhìn của trí. Mà dùng ngọn đèn Trí Huệ soi đường tầm về nguồn Đạo. Tấm gương của bậc Chơn Sư suốt một đời phụng sự cho Đời lẫn Đạo.

Ngài đã để lại nơi mặt thế một con đường Tu giải thoát đó là con đường Trí Huệ Cung. Để đưa các bậc nguyên nhân đọa trần về nơi cựu vị. Ngài cầu xin quyền năng của Thầy ban cho các chơn linh nguyên nhân đó có được một quyền năng giải thoát cho chính mình. Ngài tạo dựng một bến giải thoát cho nhơn loại nơi mặt thế nầy dầu Đời hay Đạo, dầu sang hay hèn đồng bước đi trên con đường Tu Chơn hầu trở về cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.

Vậy thử hỏi nẻo về Trí Huệ là đâu?

Khi mà thuyền trần bể khổ mênh mông đâu là bến? Để con cái của Thầy gởi gấm tâm hồn đi trên đường Tu đạt vị.

Cung Trí Huệ luôn hướng về cảnh trần ở bến chợ đời. Thuyền từ Trí Huệ neo bến vắng đợi khách nguyên nhân đưa về cựu vị. Mà nơi cõi trần là bến đến của các nguyên nhân trả quả nghiệp tiền căn, trên những chặng đường luân hồi cộng nghiệp.

Các bậc nguyên nhân đến nơi cõi thế dưới nhiều hình thức khác nhau không đi chung một dòng tín ngưỡng như nhau, không cùng chung sắc tộc màu da, không cùng chung một nền văn hóa.

Sự khác biệt đó! Vậy thử hỏi điểm chung nào để cộng đồng nhơn loại tìm về nguồn Đạo, cùng chung đi trên con đường TU đạt vị nơi cõi Thiêng Liêng.

Nói Đạo thì rất dễ! Nhưng khi hành Đạo bước vào đời sống thực tế với một xác phàm thì là vạn nan không dễ chút nào! Đời sống vốn dĩ là lẽ sống trần tục trong một con người có cái nhìn nhị nguyên phân chia hai ngã.

Đạo vốn vô hình vô tướng, chỉ là MỘT. Vì đó là khối Thánh Chất Thương Yêu Hằng Sống.

Khi đọc lại “Thập Điều Giới Răn” của Đức Sư Phụ Hộ Pháp dạy môn sinh Phạm Môn.

Ân Sư huấn dạy nơi ngưỡng cửa TU CHƠN phải đi trên con đường Phụng Sự Vạn Linh tìm đến Chí Linh đó là Đạo.

Trong điều thứ 5 và điều thứ 10 là điểm rõ nét nhất nhìn thấy được Tâm Ý của Đức Ân Sư muốn truyền đạt đến với cộng đồng nhơn loại con đường Tu giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

Con thuyền Trí Huệ lướt ngọn sóng trần đi khắp nẻo đường đời tận độ chúng sanh không phân biệt nguồn gốc tín ngưỡng, sắc tộc màu da. Đem hạt giống THƯƠNG YÊU gieo vào nơi tâm trí con cái của Thầy. Để cho nhơn loại bớt nỗi khổ đau trong một kiếp trần.

Ân Sư thường dạy người môn đệ Cao Đài phải trả gánh nợ ân tình cho xã hội. Và phải quăng bỏ hình danh sắc tướng để trở về nguồn Đạo nơi TÂM.

TÂM là ngọn đèn Trí Huệ vốn vô hình tướng để mở cánh cửa Thiêng Liêng diện kiến với quyền năng Chí Linh của Thầy. Ân Sư đã chỉ dạy “Phương Luyện Kỷ Đặng Vào Con Đường Thứ Ba Đại Đạo”. Đó là BÍ PHÁP đạt được quyền năng tự giải thoát trong quả nghiệp của chính mình. Bến giải thoát đó không do tay người khác ban cho, mà do ở chính nơi mình tự định đoạt lấy.

Quyền vi chủ đó Đại TỪ PHỤ đã hứa, để trong tay mỗi con cái của Thầy: “Ấy là chìa khóa mở cửa BÁT QUÁI ĐÀI tại thế nầy.”

Quyền năng giải thoát, con cái của Thầy tự định phận cho chính mình nơi ngưỡng Tu Chơn tìm về nguồn ĐẠO.

Cung TRÍ HUỆ là một Cung Không, quyền năng vô tận vô biên, luôn hướng về cảnh trần bể khổ tận độ Vạn Linh đưa các Nguyên nhân qui hồi cựu vị.

Nhơn loại đi đến đó bằng TÂM Chí Thánh Chí Thiện diện kiến với quyền năng của THẦY đạt cơ siêu thoát.

Ngày giờ nào con cái của Thầy mở được khối Thánh Chất Thương Yêu từ nơi cõi lòng mình. Ngày giờ đó dòng điển quang của chính mình sẽ tương hiệp cùng dòng điển quang của các Đấng Chí Linh mở cánh cửa Thiêng Liêng Hằng Sống.

VẠN LINH HIỆP CHÍ LINH.

 

Thanh Tịnh Ái Nhân Môn. Tiết Mạnh Đông 07-06-2019
Nhân ngày Đại Lễ Sinh Nhật Đức Phạm Hộ Pháp
Mùng 5 tháng 5 năm Kỷ Hợi
Ái Nhân

___________________
THẬP ĐIỀU GIỚI RĂN

“Cũng trong năm nầy [Cuối năm Canh Ngọ (1930)] Đức Thầy dạy cả anh em Phạm Môn phải học Thập Điều Giới Răn.”

ĐIỀU 5: Phải thật hành Phước Thiện, nuôi người già dưỡng trẻ nhỏ.

ĐIỀU 10: Phải thương yêu loài người và loài vật, kỉnh trọng mạng sanh vừa theo tánh chất của Chí Tôn là chúa sự sống.

Trích từ PHẠM MÔN SỬ LƯỢC (bản viết tay trang 6) của Đạo Nhơn Nguyễn Đức Hòa.

 

 

 

Trí Huệ Cung là một cơ quan tận độ chúng sanh đã xuất hiện nơi cửa Đạo Cao Đài nầy. Bần Đạo nói rằng: nó không phải của ta, của đặc biệt của chúng ta, mà nó là của toàn thể nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy; bởi nó tượng trưng hình ảnh Chí Linh Đức Chí Tôn nơi thế nầy, mà hễ tượng trưng hình ảnh Chí Linh tức nhiên không có quyền nào nắm nó được, vì nó là của đặc biệt của toàn thể nhơn loại, tức nhiên toàn thể con cái Đức Chí Tôn. Nó không có phép phân biệt đảng phái, Tôn giáo hay nòi giống nơi mặt địa cầu nầy.

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp tại Trí Huệ Cung, ngày 26 tháng chạp năm Canh Dần (1950).

Trích từ Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q.3 / 45.◙

 

 


 

 


Cười - Mười Thang Thuốc Bổ

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

   

“Laughter is the most inexpensive and most effective wonder drug” – Bertrand Russel

   

Ta thường nghe nói: “Cười bằng mười thang thuốc bổ”, “Cười là dược phẩm tuyệt hảo”, hoặc “Cười mang vui cho người, cho ta”.

Những ý kiến về sự ích lợi của nụ cười với sức khỏe này không phải là khám phá mới lạ, nhưng khoa học thực nghiệm ngày nay đã chứng minh các nhận xét đó là đúng.

Cụ Nguyễn Công Trứ của ta chẳng lấy nụ cười để giải cơn sầu:

“Ngồi buồn mà trách ông Xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Vâng, làm cây thông ngạo nghễ vươn cao lên mà reo cười chẳng thú lắm sao.

Cụ Nguyễn Khuyến thì:

“Được thua hơn kém lưng hồ rượu,
Hay dở khen chê, một trận cười”.

để xóa bỏ mọi tỵ hiềm trách móc khen chê.

Cụ Phan Bội Châu thì lấy nụ cười để xóa bỏ mọi dị biệt, oán thù giữa con người với con người:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”.

Nhưng nhân ái hơn vẫn là nụ cười của mẹ hiền:

“Ví mà tôi đổi thời gian được,
Ðổi cả thiên thu tiếng mẹ cười”.
- Trần Trung Ðạo

Friedrich Nietzche triết lý “Trên thế gian, con người chịu nhiều đau đớn quá ghê gớm khiến họ bắt buộc phải sáng tạo ra tiếng cười”.

Nhà nhân chủng học Francois Rabelais thì cho “Cười là đặc tính của con người”.

Triết gia Pháp Henri Louis Bergson thêm “Biết cười và biết chọc cười là hai đặc tính của con người và là một hiện tượng tích cực của xã hội”.

Vậy Cười là gì nhỉ?

Theo Tự Điển Việt Nam của Nguyễn Như Ý, cười là “tỏ rõ sự vui vẻ, thích thú bằng sự cử động môi hoặc miệng và có thể phát ra thành tiếng”.

Các tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa cười là “nhích môi, há miệng, nhe răng, phát ra tiếng hay không để tỏ sự vui mừng hay một ý tứ gì”.

Một tác giả khác giải thích “cười là một hành động tạo ra những âm thanh và cử động của mặt và thân thể, biểu thị một cách sôi nổi một sự thích thú, vui vẻ hoặc khinh bỉ”.

Cười là một động tác bẩm sinh, xuất hiện ở bất cứ em bé nào sanh ra được dăm tuần lễ, dù các em chẳng may có bị tật nguyền khiếm khuyết thính thị. Bé mới sanh 10 ngày tới sáu tháng chưa biết nhột mà cảm thấy khó chịu khi ta cù vào chân. Sau tuổi đó, khi cù thì bé lại lăn ra ngủ vì không biết cách đối phó. Mãi tới bốn tuổi bé mới biết nhột và cười khi ta cù gãi vào chân.

Nói chung, để được gọi là cười, phải có sự phối hợp của ba yếu tố: hơi thở thoát khỏi miệng từng hồi đứt đoạn; tiếng động do không khí chạm vào thanh quản và sự co giựt của bắp thịt trên mặt. Các bắp thịt này rất nhỏ, ngắn nhưng tương ứng với nhau: một cơ chuyển động thì các cơ khác cũng phụ họa theo.

Cười bắt đầu ở cửa miệng với sự nhếch mép làm chuyển động các bắp thịt ở miệng, mũi, má, quanh mắt. Chuyển động lan xuống khí quản, dây thanh âm, các bắp thịt ở bụng, hoành cách mô, phổi. Hơi thở thoát ra rồn rập và nếu kéo dài có thể đưa tới hụt hơi, ngộp thở.

Những kiểu cười

Trên mặt có 15 cặp bắp thịt tham dự vào việc cười, trong khi đó thì có tới 72 bắp thịt cần được vận dụng để nhăn nhó, khó chịu. Y lý và võ thuật Đông phương cho là có cả trăm huyệt cười trên cơ thể, với ba huyệt chính: một nằm ở gan bàn chân, huyệt đại tiếu ở nách và huyệt kinh môn ở lưng.

Tùy theo các bắp thịt co mà ta có những nụ cười khác nhau:

nụ cười nửa miệng, cười miếng chi, chúm chím;

cười duyên, cười tình, cười con mắt có đuôi;

cười rúc rích với nhau như mấy bé gái nói vụng với nhau về mấy cậu trai cùng trường;

cười khì, cười hề hề thành thật vì vui không hậu ý, vô thưởng vô phạt;

cười khoái trá, cười giòn tạo không khí vui vẻ, sung sướng;

cười hóm hỉnh ranh mãnh nhìn vào mắt kẻ đối thoại như muốn tỏ rằng mình đã biết cái bí ẩn, bề trái của họ;

cười xòa, cười huề bỏ qua mọi căng thẳng cho xuôi công việc;

cười ngoại giao, cầu tài nịnh, cười lỏn lẻn, dã lã để được việc cho mình;

cười mát chế riễu, cười khẩy coi thường, cười nhạt không bằng lòng, cười quỷ quyệt ngọt ngào nhưng đầy âm mưu xấu;

cười tới chẩy nước mắt, vãi đái và đau cả bụng;

Lịch sử kim cổ đã có nhiều nụ cười đáng nhắc nhở như tiếng cười ô trọc, ngạo mạn của Võ Tắc Thiên; cười khêu gợi của Dương Quý Phi; nụ cười thầm kín, huyền bí khi ẩn khi hiện trên bức tranh của thiếu phụ Joconde; nụ cười hứa hẹn của Điêu Thuyền khi chuốc rượu Lã Bố; cười vô tư, tự do của bầy trẻ vừa tan lớp học; cười đáng giá ngàn vàng của Bao Tự; cái cười khoái trá, liên tục đến chết của Trình Giảo Kim trước tình đời đen bạc tráo trở; cười hà hà, khanh khách, the thé rồi ằng ặc của Bành Trưởng Lão khi bị Hoàng Dung thôi miên; cười thỏa mãn của Ngưu Cao khi nhẩy xuống sông bắt sống được tướng địch Ngột Duật.. Hoặc

“Miệng cười bừng nở hàm răng lựu;
Sáng cả trời xanh mấy dặm trường”
, qua thơ Huy Cận.

Và công dụng của Cười ra sao?

Kinh nghiệm dân gian Việt Nam vẫn nói “Cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Cách ngôn Ái Nhĩ Lan có câu” Một nụ cười thoải mái, một giấc ngủ ngon là các liều thuốc hữu hiệu nhất của các thầy thuốc”.

Voltaire đã có ý kiến “Nghệ thuật của y học là giữ cho người bệnh được thoải mái để cho thiên nhiên làm hết bệnh” Thiên nhiên đây phải chăng là nụ cười.

Đã có nhiều quan sát, nghiên cứu thực nghiệm về công dụng của nụ cười với sức khỏe.

1- Ích lợi thể xác

a- Với bệnh Tim

Theo bác sĩ thần kinh tâm trí William Fry, chuyên viên về hài hước và sức khỏe, thì đã có những chứng minh khoa học là sự cười đùa thích thú kích thích đa số các hệ thống sinh lý trong cơ thể. Một cơn cười rung bụng làm tim đập mau hơn, máu lưu thông dễ dàng hơn, các bắp thịt vận động co duỗi tốt hơn. Nó giống như một sự vận động và sau trận cười ta cảm thấy thư giãn thoải mái. Những nụ cười như vậy ngăn cơn suy tim bằng cách làm tâm thần thoải mái, nhẹ nhàng, tan biến buồn rầu, tức giận, giảm ứ đọng máu lưu thông tránh tai biến não, làm giảm khó chịu vì nan bệnh ung thư.

Trên Tạp san Y Học Hoa Kỳ JAMA ngày 12-7- 1984, bác sĩ Donald Black cho hay cơn cười vui tái tạo sự thăng bằng, kích thích máu lưu thông và tạo ra cảm giác thoải mái.

Tại Đại Hội lần thứ 73 của hiệp Hội Tim Hoa Kỳ tại thành phố New Orleans, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 11 năm 2000, bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch Michael Miller trình bầy là người bị bệnh tim cười 40% ít hơn so với người cùng lứa tuổi không có bệnh tim. Họ thường ít nhận ra hoàn cảnh đáng cười hoặc là lợi dụng hoàn cảnh đó để thoát ra khỏi một khó chịu. Ngoài việc cười ít hơn, họ còn dễ giận hờn dù hoàn cảnh có tích cực, đáng vui. Theo bác sĩ Miller, cho tới bây giờ, để giảm nguy cơ lên cơn suy tim, ta thường giảm chất béo, vận động cơ thể, không hút thuốc lá. Nhưng trong tương lai, có lẽ lời khuyên để có một trái tim lành mạnh, sẽ gồm có vận động cơ thể, ăn uống đúng cách, giảm chất béo, không hút thuốc lá kèm theo một hoạt động hữu ích khác là cười đùa vui vẻ nhiều lần trong ngày.

Người ta chưa biết tại sao cười ngừa được bệnh tim nhưng chắc chắn là sự căng thẳng tâm thần có liên hệ tới tổn thương viêm thành mạch máu rồi chất béo đóng trên động mạch vành, đưa tới lên cơn đau tim. Nên nhớ một trong những nguy cơ của cơn suy tim là căng thẳng, lo âu... Khi tươi cười thì ta cảm thấy tự tin, tích cực và kiểm soát được sự hoảng sợ và sẽ phục hồi mau hơn.

b- Với Huyết áp

Nụ cười làm hạ huyết áp. Khi mới cười thì huyết áp hơi nhích lên một chút. Nhưng sau một tràng cười, cơ thể đã thoải mái rồi thì huyết áp giảm xuống.

c- Tăng sức đề kháng

Cười tăng khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Theo Hội Tiếu Trị Liệu American Association for Therapeutic Humor, cười tăng sản xuất T cell chống lại vi khuẩn, tăng sức đề kháng, tăng hóa chất tốt trong cơ thể.

d- Cười với viêm xương khớp

Nhà báo Norman Cousins bị bệnh viêm cứng khớp đốt xương sống. Ông ta thấy mỗi ngày khi cười rung bụng mươi phút thì giảm đau và ngủ thoải mái được hai giờ mà không cần dùng thuốc men gì. Theo Cousins, sự cười có tác dụng tốt vào tâm trí ông ta do đó giảm khó khăn bệnh hoạn. Cười làm thư giãn bắp thịt bằng cách tăng hóa chất catecholamine, hóa chất này lại kích thích tiết ra một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể là endorphins.

đ- Cười giảm cơn đau

Nhiều bệnh viện đã áp dụng trị liệu bằng Cười như một thứ thuốc làm giảm đau đớn, lo âu ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Hiện nay có trên 1300 Câu Lạc Bộ Cười Laughter Club trên thế giới do bác sĩ Kataria bên Ấn Ðộ khởi xướng thành lập. Ta nhớ rằng có nhiều cơn đau cũng do cảm xúc mà ra và nếu ta ngâm mình trong sầu bi, tự trách thì cơn đau tăng, mà qua sự vui cười hớn hở thì đau cũng giảm lần.

e- Cười với hô hấp

Cười làm hô hấp tốt hơn và giảm thán khí trong máu; tăng cường hệ miễn dịch, có nhiều huyết cầu tố chống lại nhiễm hô hấp; cung cấp nhiều dưỡng khí cho não bộ, khiến ta suy nghĩ tốt hơn; giảm huyết áp, giảm u sầu; làm bắp thịt mạnh hơn. Có người đã nói rằng nếu ta thực hiện từ 100 tới 200 cơn cười mỗi ngày thì sẽ mang lại ích lợi cho cơ thể tương đương với mươi phút chạy bộ.

g- Cười với trí não

Những nụ cười giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, do đó não cũng được nuôi dưỡng đầy đủ. Các chức năng của não hoạt động hữu hiệu hơn, con người tinh anh sáng suốt hơn.

h- Cười với vận động cơ bắp

Trong khi ta cười thì các bắp thịt ở hoành cách mô, lồng ngực, trên mặt, trong ruột… đều chuyển động và trở nên mạnh mẽ, dẻo dai hơn, tiêu hóa thực phẩm hữu hiệu, dưỡng khí vào phổi nhiều... Cười cũng giup tiêu hao một số năng lượng dư thừa nằm trong các tế bào mỡ ở bụng, ở mông, tương tư như một lúc đi bộ.

2- Ích lợi Tinh thần

Victor Hugo có nói: “Tiếng cười là ánh nắng mặt trời làm tan biến mùa đông trên gương mặt lạnh như tiền”.

Còn Arnold Glasgow thì “cho tiếng cười là viên thuốc an thần không có tác dụng phụ”.

Các nghiên cứu cho hay, nụ cười làm giảm căng thẳng, làm tinh thần phấn khởi, làm thư giãn tâm hồn và giúp ta cảm thấy thoải mái.

Óc hài hước thay đổi thái độ con người. Họ trở nên nhãn nhặn, hiền hòa, dễ thương hơn. Không có óc hài hước, con người như ù lì, trì trệ, cau có.

Theo Joe Goodman, Giám Đốc Chương Trình Hài Hước Humor Project, thì một số kích thích tố tiết ra do căng thẳng đều bị cơn cười vui làm tan biến. Trong đời sống hàng ngày, ta không thể tránh được những phút căng thẳng, nhưng một cơn cười phá đều làm nó hết đi. Ta có thể tự hài hước mà không mất tiền mua, không cần gia nhập câu lạc bộ sức khỏe hoặc đi khám bác sĩ. Ông ta đề nghị chúng ta lập một thư viện với nhiều phim, sách hài hước khác nhau. Khi thấy dấu hiệu buồn phiền thì vào coi một đoạn phim, đọc một đoạn văn vui, để rồi cười phá lên.

Freud coi cười là môn thuốc tẩy xổ ưu phiền.

Darwin coi cười là đối nghịch với khóc mà khóc là dấu hiệu của phiền não, đau đớn.

Từ lâu, các nhà y học đã nhận thấy rằng những bệnh nhân yêu đời, tự tin và hy vọng đáp ứng thuận tiện hơn với điều trị và mau lành hơn người lúc nào cũng u sầu, than thân, nản lòng.

Voltaire có ý kiến tương tự: “Có người cười như lên cơn động kinh; người ta cũng nói có kẻ chết vì cười; điều này tôi không tin lắm nhưng chắc chắn là có nhiều người chết vì sầu thảm”.

Tác giả Nguyễn Gia Thiều cũng đã viết:

“Giết nhau chẳng cái lưu cầu,
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa”.

3- Cười với tương quan xã hội

Nhà văn tiền phong Nguyễn Văn Vĩnh thì: “Việt nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì mà dở cũng hì; phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang”.

Cười làm ta tự tin, yêu đời hơn, tăng giao hảo với mọi người. Nơi làm việc mà có sự hòa thuận, vui vẻ thì nhân viên làm việc với nhiều hiệu năng, giảm căng thẳng, tăng sản xuất và tăng tình cảm đẹp giữa người này với người khác.

Nụ cười có sức mạnh hàn gắn mọi xích mích, bất hòa, đổ vỡ vì nụ cười mang con người xích lại với nhau, tạo ra quan hệ tốt. Có người đã nói “Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người”.

Cười cũng cho ta một khoảng cách để lùi lại, một thời gian để suy nghĩ và đối phó với khó khăn rồi tiếp tục tiến tới.

Làm sao để có nụ cười

Cười là một xúc động lành mạnh dễ lan truyền, chứ không nguy hiểm như lây lan cúm gia cầm, cúm người. Đây là một hoạt động giải trí tự nhiên, không tốn tiền, không có tác dụng xấu, thích hợp cho mọi người, mọi tuổi. Chỉ một nụ cười nhỏ nhưng niềm vui có thể lan truyền khắp trái đất.

Cho nên khi thấy một nụ cười, hãy tiếp nhận, đừng để nó lạc lõng và hãy tạo ra một dịch cười, khiến mọi người cùng nhiễm cái vui. Cũng may là rất ít người miễn nhiễm, dị ứng với cười, dù là đến từ ai.

Ðể có óc hài hước, có nụ cười:

Mỗi ngày hày tìm kiếm cơ hội để cười.

- Tăng tiếp xúc với nguồn hài hước.

- Mỗi ngày dành mươi mười lăm phút để cười.

- Khi nghe một câu chuyện cười thích thú thì ghi lại.

- Cười VỚI mọi người chứ không cười VỀ người ta. Người với người khác làm tan băng giá mà cười (diễu) về người khác là tạo ra băng đá.

- Tránh nói chuyện buồn.

- Cười khi thấy thích hợp.

- Học cười ở trẻ em: tới tuổi mẫu giáo, các em cười 300 lần mỗi ngày, còn người lớn giòi lắm chỉ cười được 17 một ngày. Liêu có hà tiện quá không nhỉ?!!

Kết luận

Nói về ích lợi của Cười đối với cơ thể thì nhiều vô tận.

Xin kết luận với câu nói của Steve Bhearman: “Hài hước có sức mạnh chữa trị rất lớn đối với xúc động. Ta không thể vừa tức giận, sợ hãi, đau đớn khi ta đang ôm bụng cười phá lên”.

Và của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Nếu ta duy trì một tình cảm thân ái và đầy tình thương thì tự nhiên cửa lòng ta mở rộng. Qua cánh cửa đó, ta sẽ đối thoại dễ dàng với mọi người. Ta sẽ thấy rằng họ cũng như ta và từ đó ta sẽ sẵn sàng liên hệ với họ và tạo ra một tình bạn tốt, sẽ bớt đi sự e dè, không còn cảm giác sợ hãi, nghi ngờ, bất an”.

Người Nhật mỗi buổi sáng đều chào đón bình minh với lời cầu nguyện và vỗ tay, như để khơi động mở màn cho một ngày mới. Chỉ với vỗ tay là tiếng gọi thể xác bừng tỉnh, làm ta thấy vui vẻ, sung sướng.

Giá kề, ai cũng làm được như vậy, thì thế giới sẽ tràn ngập những nụ cười...

 

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Texas –Hoa Kỳ.

 

Nguồn: https://khoahocnet.com/2018/12/08/bac-si-nguyen-y-duc-cuoi-muoi-thang-thuoc-bo/

 

 

 


 

 


Uyên Trang phụ trách

Món ăn vặt - Bánh Cay Khoai Mì

Các bạn ơi, trong các món ăn vặt, tôi thích nhất là món bánh cay làm bằng khoai mì một loại củ mà mình có thể chế biến thành những món ăn chơi dân dã đậm tình quê hương như bánh cay, xôi khoai mì, bánh khoai mì nướng, chè khoai mì bào, khoai mì chà bông..v.v... Trời lạnh mà được thưởng thức món bánh khoai mì cay này thì hết ý!. Bánh cay theo phương thức truyền thống được làm từ khoai mì và cách làm khá đơn giản.

Nào cùng Uyên Trang vào bếp học cách làm bánh cay khoai mì ngon ấm áp ngày đông lạnh giá nhé!

 

Nguyên liệu:

• 1 bịch khoai mì bào nhuyễn, bán tại các quầy đông lạnh shop thực phẩm Á châu.

• Bột năng – 25gr.

• Bột mì – 25gr.

• 1 muỗng cà phê ớt khô xay.

• 1/2 muỗng cà phê đường.

• 1 muỗng cà phê bột cà-ri.

• 1 muỗng cà phê muối.

• 5 tép hành lá (thái nhuyễn).

• Dầu ăn để chiên bánh.

Cách làm

Trong một thố to, trộn đều tất cả các vật liệu cho thật đều.

Sau đó, vo thành từng viên, tuỳ bạn thích vo tròn hay vo dài.

Cho chảo lên bếp, chảo nóng cho dầu ăn vào, vì món này chiên nổi mới ngon nên bạn cho nhiều dầu, dầu sôi bạn thả từng viên bột vào chiên, khi viên bánh đã vàng bạn vớt ra để trên giấy thấm dầu.

Vậy là, bánh cay đã xong, mời các bạn thưởng thức.

Chúc bạn thành công và có thêm một món mới do tự tay mình làm để đãi bạn bè cùng người thân nhé!♬♬♬

 

 


 

 


 


Uyên Trang sưu tầm

Sâu to quá

Một anh chàng đi khám răng, bác sĩ săm soi một hồi rồi nói:

- Anh có cái hốc răng sâu to quá... to quá... to quá...

Anh ta vừa ngượng, vừa tức liền hỏi:

- Làm gì mà ông phải hét toáng lên thế?

Bác sĩ trả lời:

- Đâu có, đó là tiếng vọng từ hốc răng sâu của anh mà!

 

Nuôi lợn kiểu mới

Người nông dân nọ chăn một đàn lợn rất đông. Một ngày kia, có người lạ tới xem chuồng trại của bác và hỏi bác cho lợn ăn những gì. Bác nông dân đáp:

- Tôi cho chúng ăn cám, ngô và những thứ đại loại như vậy!

Người kia giận dữ:

- Tôi là thanh tra của Hiệp hội bảo vệ súc vật và tôi cho rằng ông đã không đối xử tốt với đàn lợn. Thay vì cho những thứ chúng đáng được ăn, ông chỉ cho chúng ăn chất thải.

Ông thanh tra liền lập biên bản phạt bác nông dân.

Vài ngày sau, một người khác tới hỏi bác nông dân câu tương tự. Cảnh giác, bác đáp:

- Tôi cho chúng ăn rất tốt. Thực đơn hàng ngày của chúng có cá hồi, trứng cá caviar, tôm, bò bít tết...

Câu trả lời của bác làm người kia nổi giận:

- Sao lại có thể bất công đến thế? Ông cho lợn ăn thịnh soạn như vậy trong khi hàng ngày có biết bao nhiêu người đang chết đói. Tôi là người của Liên Hợp Quốc và tôi sẽ phạt ông vì sự hoang phí này.

Sau khi ông nhân viên Liên Hợp Quốc đi khỏi, một người khác lại tới hỏi bác nông dân đúng câu hỏi nọ. Bác ngập ngừng vài phút rồi đáp:

- Tôi cho mỗi con lợn 5 đô la. Chúng thích ăn gì thì tự mua lấy mà ăn!

 

Bố than phiền về cô

Cô giáo bảo Tèo:

- Em học lười thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi.

- Bố em lại bảo rằng, chính cô mới làm bố khổ, phải suy tư nhiều và thỉnh thoảng còn mất ngủ.

- Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại: Em không đùa đấy chứ? Em nói rõ hơn đi?

- Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể.

 

 


 

 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Chủ trương của Bản Tin Hòa Hiệp

Bản Tin Hòa Hiệp: Phổ biến tin tức Đạo sự gần xa; liên lạc, trao đổi kinh nghiệm hiểu biết; học hỏi, hợp tác thân hữu với các Tôn Giáo bạn, các Đoàn Thể xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu hướng thượng, nhằm phục vụ không biên giới cho Đạo lẫn Đời.

Bản Tin Hòa Hiệp: Xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng, bài vở với bất kỳ thể loại; ưu tiên trong lãnh vực biên khảo, nghiên cứu đạo giáo, triết học, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật phục vụ nhân sinh của chư vị thức giả đạo hữu, đạo tâm... miễn nội dung không nhằm mục đích: làm diễn đàn chính trị, bài kích cá nhân, tập thể; kỳ thị dưới mọi hình thức; gây chia rẽ nội bộ; đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và đường lối của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.

 

CHỦ TRƯƠNG: Tộc Đạo Sydney.
CHỦ BÚT: Quyền Đầu Tộc Đạo Hiền Tài Nguyễn Thành Nghiệp.
BAN BIÊN TẬP: Bạch Sỹ - Thanh Nguyên - Hồng Ngọc - Ái Nhân - Tiểu Hương - Lê Phong - Song Kha - Trần Nguyên Đức - Bình Minh - Uyên Trang - Đức Nhân - Mộc Lan.
TRÌNH BÀY & IN ẤN: Huỳnh Trọng - Trần Đại Thiện - Trần Lê Phong.

 

CAODAI TEMPLE OF NEW SOUTH WALES
HOA HIEP - VIETNAMESE NEWSLETTER
114-118 King Georges Road  WILEY PARK NSW 2195 - AUSTRALIA
Phone & Fax: + 61 2 9740 5678
Email: thanhthatnsw@yahoo.com.au ; thanhnghiep.caodai@yahoo.com.au ; hongngoc.caodai@yahoo.com.au